Theo báo cáo từ Ban Điều hành Đề án 844, đối tượng gặp khó là các doanh nghiệp khởi nghiệp mới thành lập, mới gia nhập các ngành, lĩnh vực kinh tế mới. Vì vậy, tổ chức tín dụng (TCTD) không có dữ liệu lịch sử hoạt động, không thể thực hiện xếp hạng tín nhiệm khi thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, các TCTD khó khăn trong việc quản lý dòng tiền do nhiều doanh nghiệp chưa có sự hợp tác với ngân hàng.
Khó khăn trong tiếp cận
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp KNĐMST là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trên 65% số doanh nghiệp cả nước là doanh nghiệp siêu nhỏ): Quy mô vốn, vốn chủ sở hữu, năng lực tài chính, trình độ quản trị hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, số liệu tài chính thiếu minh bạch, chính xác, thiếu tài sản bảo đảm, không có báo cáo tài chính được kiểm toán, báo cáo thuế có sự khác biệt với báo cáo tài chính nội bộ, chứng từ kế toán không đáp ứng các chuẩn mực nên ngân hàng khó xem xét cấp tín dụng. Các doanh nghiệp KNĐMST còn hạn chế về kỹ năng hoạch định, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và chưa có kế hoạch ứng phó với biến động thị trường.
Các Quỹ Nhà nước ngoài ngân sách như: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED), Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF), Quỹ Phát triển DNNVV vẫn chưa khơi thông được nguồn vốn cho doanh nghiệp KNĐMST do các thủ tục vay vốn vẫn hết sức phức tạp, chưa phù hợp với tính rủi ro cao của loại hình doanh nghiệp này. Mặt khác, khi tiếp cận nguồn vốn này gián tiếp qua các TCTD, ngoài việc đáp ứng các điều kiện cho vay của các ngân hàng thương mại thông thường, DNNVV phải chịu chi phí vốn cao hơn so với trực tiếp, thủ tục, hồ sơ phức tạp.
Đề xuất giải pháp
Theo Tiến sỹ Bùi Hồng Điệp, Khoa Tài chính Kế toán – Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh, Chính phủ cần hình thành gói hỗ trợ tín dụng cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Về đối tượng cho vay chính là các doanh nghiệp KNĐMST, với các quy định cụ thể về số lượng nhân sự trong doanh nghiệp hay trong Trung tâm nghiên cứu, lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm tạo ra.
Về thời hạn ưu đãi, các chính sách ưu đãi cần có tính thời hiệu, chỉ tập trung trong giai đoạn đầu hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần kết hợp giữa tính thời hiệu với các điều kiện khác, phù hợp với từng đối tượng doanh nghiệp KNĐMST theo giai đoạn phát triển. Thời hạn cho vay trung dài hạn, từ 3 đến 5 năm thậm chí là 7-10 năm. Trong đó có 1-2 năm ân hạn, tức là trong 1-3 năm đầu tiên doanh nghiệp KNĐMST vay vốn chưa phải trả gốc và lãi. Rủi ro được sử dụng từ nguồn thu nhập hạch toán trên báo cáo tài chính hàng năm của chính Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Về lãi suất cho vay, thực sự ưu đãi, tương ứng với lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội hiện nay, bằng 50-60% mức lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay. Về cơ chế đảm bảo tiền vay, không áp dụng cơ chế thế chấp tài sản, mà áp dụng phương án vay vốn, dự án vay vốn, tài sản hình thành trong tương lai, hợp đồng hợp tác, sản phẩm và dịch vụ có thể tạo ra./.
- Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ong dú (04/08/2024)
- Nguồn vốn khởi nghiệp toàn cầu tăng bởi AI đang là tâm điểm (03/08/2024)
- Khấm khá nhờ mô hình trồng chùm ngót (03/08/2024)
- Giải thưởng lên đến 200 triệu đồng: Cuộc thi ĐMST ngành Thủy sản BR-VT năm 2024 (03/08/2024)
- Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp (02/08/2024)
- 894 hộ nông dân có tài khoản trên các sàn thương mại điện tử (01/08/2024)
- Triển khai công tác đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã số 17/2023/QH15 (31/07/2024)
- Làn sóng khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (31/07/2024)
- Gợi ý đề bài cho Cuộc thi ĐMST ngành Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2024 (30/07/2024)
- Tư duy xanh trong mọi hoạt động kinh tế (18/07/2024)
|