Theo báo cáo từ Ban Điều hành Đề án 844, đối tượng gặp khó là các doanh nghiệp khởi nghiệp mới thành lập, mới gia nhập các ngành, lĩnh vực kinh tế mới. Vì vậy, tổ chức tín dụng (TCTD) không có dữ liệu lịch sử hoạt động, không thể thực hiện xếp hạng tín nhiệm khi thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, các TCTD khó khăn trong việc quản lý dòng tiền do nhiều doanh nghiệp chưa có sự hợp tác với ngân hàng.
Khó khăn trong tiếp cận
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp KNĐMST là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trên 65% số doanh nghiệp cả nước là doanh nghiệp siêu nhỏ): Quy mô vốn, vốn chủ sở hữu, năng lực tài chính, trình độ quản trị hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, số liệu tài chính thiếu minh bạch, chính xác, thiếu tài sản bảo đảm, không có báo cáo tài chính được kiểm toán, báo cáo thuế có sự khác biệt với báo cáo tài chính nội bộ, chứng từ kế toán không đáp ứng các chuẩn mực nên ngân hàng khó xem xét cấp tín dụng. Các doanh nghiệp KNĐMST còn hạn chế về kỹ năng hoạch định, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và chưa có kế hoạch ứng phó với biến động thị trường.
Các Quỹ Nhà nước ngoài ngân sách như: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED), Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF), Quỹ Phát triển DNNVV vẫn chưa khơi thông được nguồn vốn cho doanh nghiệp KNĐMST do các thủ tục vay vốn vẫn hết sức phức tạp, chưa phù hợp với tính rủi ro cao của loại hình doanh nghiệp này. Mặt khác, khi tiếp cận nguồn vốn này gián tiếp qua các TCTD, ngoài việc đáp ứng các điều kiện cho vay của các ngân hàng thương mại thông thường, DNNVV phải chịu chi phí vốn cao hơn so với trực tiếp, thủ tục, hồ sơ phức tạp.
Đề xuất giải pháp
Theo Tiến sỹ Bùi Hồng Điệp, Khoa Tài chính Kế toán – Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh, Chính phủ cần hình thành gói hỗ trợ tín dụng cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Về đối tượng cho vay chính là các doanh nghiệp KNĐMST, với các quy định cụ thể về số lượng nhân sự trong doanh nghiệp hay trong Trung tâm nghiên cứu, lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm tạo ra.
Về thời hạn ưu đãi, các chính sách ưu đãi cần có tính thời hiệu, chỉ tập trung trong giai đoạn đầu hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần kết hợp giữa tính thời hiệu với các điều kiện khác, phù hợp với từng đối tượng doanh nghiệp KNĐMST theo giai đoạn phát triển. Thời hạn cho vay trung dài hạn, từ 3 đến 5 năm thậm chí là 7-10 năm. Trong đó có 1-2 năm ân hạn, tức là trong 1-3 năm đầu tiên doanh nghiệp KNĐMST vay vốn chưa phải trả gốc và lãi. Rủi ro được sử dụng từ nguồn thu nhập hạch toán trên báo cáo tài chính hàng năm của chính Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Về lãi suất cho vay, thực sự ưu đãi, tương ứng với lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội hiện nay, bằng 50-60% mức lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay. Về cơ chế đảm bảo tiền vay, không áp dụng cơ chế thế chấp tài sản, mà áp dụng phương án vay vốn, dự án vay vốn, tài sản hình thành trong tương lai, hợp đồng hợp tác, sản phẩm và dịch vụ có thể tạo ra./.
- Nvidia nổi lên là nhà đầu tư hàng đầu vào các startup AI (12/12/2023)
- Bộ Thông tin và Truyền thông vinh danh hơn 40 giải pháp công nghệ số Make in Vietnam 2023 xuất sắc (11/12/2023)
- Kỳ vọng của các startup AI Việt sau cam kết của Nvidia (11/12/2023)
- Chính phủ tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (26/11/2023)
- Sản phẩm startup Việt Nam có cơ hội lớn xuất khẩu sang thị trường Mỹ (15/11/2023)
- Sản phẩm startup Việt Nam có cơ hội lớn xuất khẩu sang thị trường Mỹ (15/11/2023)
- Cơ hội và thách thức đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam (01/10/2023)
- "Người trẻ Việt Nam ngày càng muốn khởi nghiệp để kiếm nhiều tiền nhưng… chỉ 3-5% thành công”, tại sao vậy? (24/09/2023)
- Đừng khởi nghiệp nếu bạn có những tư tưởng sai lệch như dưới đây (30/08/2023)
- Những khó khăn của một công ty Startup thường gặp phải (17/08/2023)
|