Tính đến nay, có khoảng 3 triệu người Việt sinh sống tại Mỹ và nhóm đối tượng này có nhu cầu sử dụng sản phẩm từ Việt Nam rất cao. Đây là một cơ hội lớn cho các startup Việt có cơ hội mở rộng thị trường qua Mỹ.
Hiện nay, có khoảng 7 triệu người Việt nam đang sinh sống tại nước ngoài, trong đó riêng tại Mỹ có hơn 3 triệu người. Chia sẻ tại talkshow “Cơ hội vàng cho startup xuất khẩu", bà Jolie Nguyễn - Chủ tịch LNS International Corporation cho biết, hiện nay tại Mỹ có rất nhiều kênh phân phối hàng Việt như chợ, siêu thị hay cả các sàn thương mại điện tử như Amazon, các kiều bào tại Mỹ luôn mong muốn được sử dụng sản phẩm quê hương giúp họ gợi nhớ tuổi thơ, thời gian sống tại Việt Nam cũng như một niềm tự hào dân tộc.
Bà Jolie Nguyễn cũng cho biết thêm, các sản phẩm Việt Nam hiện được lòng khách hàng bởi chất lượng cũng như sự khác biệt so với các sản phẩm trên thị trường. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt mở rộng xuất khẩu.
Talkshow “Cơ hội vàng cho startup xuất khẩu” chia sẻ giải pháp cho các startup Việt. |
Nhận thấy tiềm năng lớn tại thị trường Mỹ, ông Nguyễn Đức Nhật Thuận – Founder Cà Mèn cho biết, hồi tháng 6/2023 Cà Mèn đã ký kết với LNS International Corporation để đưa các sản phẩm cháo bột cá lóc xuất khẩu chính ngạch qua Mỹ. Tính đến nay Cà Mèn đã xuất khẩu được gần 150.000 gói cháo bột cá lóc sang Mỹ, đạt doanh thu gần 5 tỷ đồng. Ông cũng chia sẻ thêm rằng, nhờ chuyện xuất chính ngạch đi Mỹ thì Cà Mèn cũng có cơ hội được kết nối với các đối tác là các nhà xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng đi các thị trường như: Canada, Singapore, Úc, New Zealand.
Ngoài Cà Mèn cũng có rất nhiều startup khác đang xuất khẩu những sản phẩm đặc sản, nông sản Việt qua Mỹ như Duy Anh Food. Ông Lê Duy Toàn – CEO của Duy Anh Foods cho biết, hiện doanh nghiệp đang xuất khẩu đều đặn các sản phẩm bánh tráng truyền thống đặc sản huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh qua Mỹ. Đáng mừng hơn là ngoài thị trường Mỹ doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp cận rất nhiều khách hàng ở các quốc gia khác.
Tuy nhiên, việc tiếp cận thị trường này cũng có một số khó khăn về thời gian, chi phí… Cụ thể, khoảng cách địa lý xa nên doanh nghiệp Việt sẽ mất lợi thế về thời gian cũng như kinh phí vận chuyển. Ngoài ra, với mặt hàng thực phẩm, việc vận chuyển phải đảm bảo tươi ngon và nguyên vẹn và các doanh nghiệp cũng phải tuân thủ nghiêm các quy định của các cơ quan như Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Ngoài những khó khăn trên thì cũng có nhiều doanh nghiệp startup Việt khi sản xuất sản phẩm có bao bì không được bắt mắt, không phù hợp với thị trường nước ngoài.
Chính vì vậy, doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu qua Mỹ cần làm hồ sơ xây dựng nhà máy, bộ quy tắc quản lý sản xuất, quản lý rủi ro, hồ sơ quản lý chất lượng tuỳ thuộc theo từng mặt hàng… Đây là những điều rất quan trọng giúp sản phẩm thông quan dễ dàng mà không gặp phải bất kì rào cản nào. Đặc biệt, doanh nghiệp sản xuất cũng phải đảm bảo bao bì sản phẩm chuẩn chỉ, có đầy đủ thông tin về thành phần dinh dưỡng, thông tin hiển thị phải được phiên âm tùy theo từng thị trường, có thêm thông tin cảnh báo về sản phẩm.
- Xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững dựa vào KH&CN và đổi mới sáng tạo (12/09/2018)
- Chính sách mới của Chính phủ về thu hút đầu tư khởi nghiệp sáng tạo từ các nguồn trong và ngoài nước (06/09/2018)
- Ứng dụng đặt xe tải, xe container LOGLAG đoạt Giải Nhất cuộc thi “Hành trình khởi nghiệp – Startup Journey 2018” (25/08/2018)
- Ngày hội Khởi nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô quốc tế (25/08/2018)
- 35 dự án khởi nghiệp Việt thành công nhờ được tiếp sức (06/07/2018)
- Thứ trưởng Khoa học: Hệ sinh thái khởi nghiệp cần đi vào thực chất (21/06/2018)
- Thí điểm phương án nâng cao tính năng sáng tạo, khởi nghiệp tại KCNC Đà Nẵng (18/04/2018)
- Khởi nghiệp trong nông nghiệp: Lấy đổi mới, sáng tạo làm nền tảng (16/04/2018)
- Hiểu rõ khách hàng với mô hình AARRR cho Start Up (16/04/2018)
|