Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp
02/08/2024
Cho đến nay, các startup AI tạo sinh đã chuyển đổi nhiều ngành nghề, chẳng hạn ngành chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính, truyền thông và giải trí, giáo dục và chơi game.
Đẩy mạnh thương mại điện tử
Công ty Kim Trúc Plus (xã Tân Hải, TX.Phú Mỹ) thành lập năm 2020 chuyên sản xuất các sản phẩm mật ong thảo dược. Ra đời ngay thời điểm Covid-19 khiến công ty gặp nhiều khó khăn về mặt doanh thu vì không bán được hàng. “Phương thức bán hàng lúc này lập tức được chúng tôi thay đổi, kênh bán hàng online lên ngôi. Công ty lập trang web, fanpage, đưa sản phẩm lên kênh giao dịch trực tuyến”, bà Nguyễn Thanh Trúc – Phó Giám đốc công ty kể.
Tuy nhiên, dưới sự phát triển như vũ bão của các nền tảng mạng xã hội, đòi hỏi DN phải liên tục thay đổi, cập nhật các cách thức bán hàng mới. Năm 2023 các nhân vật đầu não của DN phải “cắp cặp” đi học những kiến thức mới trong thương mại điện tử.
“Chúng tôi đã tham gia lớp tập huấn Tăng tốc khởi nghiệp, 1 cố vấn chuyên gia kèm 1 DN, của Sở KH-CN để học cách làm từng video, clip đưa sản phẩm giới thiệu lên kênh Youtube, Tiktok, Facebook”, bà Trúc chia sẻ.
Sau lớp học, năm 2024, Kim Trúc Plus tiếp tục nhận được gói hỗ trợ 50 triệu đồng từ Sở KH-CN về marketing để thúc đẩy công ty phát triển vững vàng hơn trong mảng thương mại điện tử, mở rộng thị trường, cải thiện doanh thu. Hiện công ty đang có sự tăng trưởng tốt, mở rộng thị trường bán hàng đến toàn quốc với khoảng 10 ngàn sản phẩm/năm.
Tương tự, thông qua các chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo cho DN vừa và nhỏ của tỉnh, năm 2022 Công ty TNHH Sake Toàn Cầu ở xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức được hỗ trợ 50 triệu đồng để phát triển, quảng bá sản phẩm, thương hiệu trên các nền tảng thương mại điện tử. Ngoài các cách quảng bá truyền thống, công ty đã xây dựng thêm các trang web, video quảng bá trên Youtube, Facebook, Tiktok,… Nhờ đó, lượng khách hàng tăng mạnh không chỉ trong tỉnh mà còn mở rộng ra khắp cả nước và vươn ra thị trường quốc tế.
Ông Phạm Đông Huy, Giám đốc Công ty cho biết, 6 tháng đầu năm 2024 doanh thu của công ty đạt hơn 1,6 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2023. Công ty cũng vừa hoản tất thủ tục, hồ sơ để xuất khẩu đơn hàng đầu tiên 20 tấn bún và phở sa kê qua Mỹ vào ngày 15/8 tới.
Số hóa trong giao dịch, xuất khẩu
Không chỉ phát triển thương mại điện tử, việc chuyển đổi số đã được các DN quan tâm phát triển. Theo ông Trịnh Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH DV-SX Ca cao Thành Đạt (huyện Châu Đức), để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường xuất khẩu, 5 năm trước, công ty đã từng bước áp dụng chuyển đổi số trong việc truy xuất nguồn gốc, ghi nhật ký trồng trọt ở các nhà vườn, trong quy trình sản xuất, chế biến ở nhà máy, lưu kho…
Đặc biệt, trong các năm 2020-2021 thời điểm dịch Covid-19, không thể gặp mặt giao dịch trực tiếp, công ty đã giao dịch qua mạng với các đối tác nước ngoài, đẩy mạnh phát triển mảng thương mại điện tử.
“Tôi cung cấp số liệu, hình ảnh các chứng chỉ về ISO, môi trường, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản, USA, EU, Canada, livestream hình ảnh các nhà vườn trồng trọt, quy trình sản xuất, chế biến,…để khách hàng trong và ngoài nước thấy được chất lượng sản phẩm và tiến hành ký hợp đồng điện tử. Nhờ đó công ty vẫn sống khỏe trong thời Covid-19”, ông Thành nói.
Năm 2023, ông Thành tham gia lớp Tăng tốc khởi nghiệp của Sở KH-CN để tiếp tục “nâng cấp” chính mình trong lĩnh vực thương mại điện tử, mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng.
Ông Đỗ Vũ Khoa – Phó Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng- Trưởng Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Sở KH-CN thông tin, tiếp nối thành công năm 2023, chương trình “Tăng tốc khởi nghiệp, thúc đẩy kinh doanh doanh nghiệp” năm 2024 sẽ tập trung hỗ trợ cho các DN khởi nghiệp, HTX có sản phẩm OCOP đang gặp vấn đề về tiêu thụ nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường bán hàng.
Bà Trần Hòa Thanh Thanh, Trợ lý giám đốc Công ty TNHH nuôi trồng nấm Hòa Long (TP.Bà Rịa) cho biết, công ty thành lập năm 2016 chuyên về các sản phẩm đông trùng hạ thảo. Đầu năm công ty có 2 sản phẩm đạt OCOP 4 sao là bột ngũ cốc đông trùng hạ thảo và viên nang đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên các các phẩm này hiện vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều, thị trường cũng còn hạn chế.
Tham gia lớp Tăng tốc khởi nghiệp, bà Thanh mong muốn đẩy mạnh truyền thông, quảng bá sản phẩm của công ty qua kênh thương mại điện tử, phát triển truyền thông bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ ở trong nước mà còn đi xuất khẩu.
Nguồn:
http://baobariavungtau.com.vn
Số lượt đọc:
245
Về trang trước
Về đầu trang
Các tin khác
- Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ong dú (04/08/2024)
- Nguồn vốn khởi nghiệp toàn cầu tăng bởi AI đang là tâm điểm (03/08/2024)
- Khấm khá nhờ mô hình trồng chùm ngót (03/08/2024)
- Giải thưởng lên đến 200 triệu đồng: Cuộc thi ĐMST ngành Thủy sản BR-VT năm 2024 (03/08/2024)
- 894 hộ nông dân có tài khoản trên các sàn thương mại điện tử (01/08/2024)
- Triển khai công tác đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã số 17/2023/QH15 (31/07/2024)
- Làn sóng khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (31/07/2024)
- Vốn tín dụng cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (30/07/2024)
- Gợi ý đề bài cho Cuộc thi ĐMST ngành Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2024 (30/07/2024)
- Tư duy xanh trong mọi hoạt động kinh tế (18/07/2024)
|