Startup công nghệ thủy sản phục vụ 5.000 người nuôi tôm ở Long An, Cà Mau và Bạc Liêu muốn huy động tối đa 20 triệu USD trong vòng gọi vốn mới
07/05/2024
Nhà sáng lập start – up này cũng cho biết doanh thu năm 2023 đạt xấp xỉ 10 tỷ đồng (395.500 USD).
Theo Tech in Asia, tại Việt Nam, một công ty khởi nghiệp đang tìm cách mô phỏng thành công của eFishery. Tép Bạc – phục vụ 5.000 người nuôi tôm ở ba tỉnh phía nam Long An, Cà Mau và Bạc Liêu – đang lên kế hoạch huy động vốn, từ 10 triệu USD đến 20 triệu USD để mở rộng quy mô kinh doanh.
CEO và người sáng lập của Tép Bạc là ông Trần Duy Phong, người có gia đình nuôi tôm hơn 25 năm ở Bạc Liêu, thành lập Tepbac vào năm 2012. Ban đầu, Tép Bạc chỉ là một trang web thông tin nơi người nông dân có thể nhận được lời khuyên về các phương pháp nuôi tôm bền vững và ứng dụng công nghệ.
Hoạt động kinh doanh của công ty sau đó bắt đầu đa dạng hóa, hiện cung cấp phần mềm quản lý trang trại Farmext. Start – up này cũng cung cấp các thiết bị IoT tự động hóa việc cho ăn, giám sát chất lượng nước và tối ưu hóa việc sử dụng điện trong các trang trại nuôi tôm.
Ngoài ra, Tép Bạc cũng đang vận hành một sàn thương mại điện tử về vật tư nông nghiệp cũng như mạng lưới các phòng thí nghiệm nuôi trồng thủy sản. “Trong 5 năm tới, mục tiêu của Tép Bạc là 80% người nuôi tôm, cá ở Việt Nam sử dụng ít nhất một sản phẩm của chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi có kế hoạch mở rộng giải pháp của mình sang Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia,” ông Trần Duy Phong nói với Tech in Asia trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Cho đến nay, Tép Bạc mới chỉ huy động được 2,3 triệu USD, một số tiền rất nhỏ so với tổng số tiền tài trợ của eFishery – kỳ lân mới nổi của ngành chăn nuôi là khoảng 386 triệu USD. Tuy nhiên, cả hai liên doanh đều chia sẻ Aqua-Spark là nhà đầu tư chung ở giai đoạn đầu.
Maria Velkova, giám đốc đầu tư Aqua-Spark và Thành viên HĐQT của Tép Bạc, cho biết: “Những người đồng sáng lập công ty đã có thể xây dựng mối quan hệ sâu rộng với cộng đồng tiểu chủ Việt Nam trong 12 năm qua thông qua nền tảng truyền thông của họ”. “Điều này mang lại cho họ một lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường của họ.”
Tuy nhiên, ông Trần Duy Phong tin rằng ông không quá quan tâm đến việc việc huy động nhiều tiền. Vị CEO này cho rằng cách duy nhất để cạnh tranh là liên tục đổi mới các giải pháp công nghệ và thuyết phục nông dân sử dụng chúng.
Ông Trần Duy Phong cũng cho biết ngành nuôi tôm ở Việt Nam có tỷ lệ tôm chết rất cao do dịch bệnh bùng phát và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặt ra thách thức nghiêm trọng cho các trang trại vừa và nhỏ.
Nhà sáng lập start – up này cũng cho biết doanh thu của Tép Bạc năm 2023 đạt xấp xỉ 10 tỷ đồng (395.500 USD). Công ty khởi nghiệp này cung cấp gói thiết bị IoT với giá khoảng 2.770 USD và phí đăng ký Farmnext là 82 USD mỗi năm.
Nguồn:
https://antt.nguoiduatin.vn/
Số lượt đọc:
258
Về trang trước
Về đầu trang
Các tin khác
- Start-up Việt mang sáng kiến bảo mật ô tô thông minh ra thế giới (20/07/2024)
- Chàng trai Việt bán ‘bánh mì di động’ tại Nhật (16/05/2024)
- Hành trình lột xác của chiếc mo cau (01/04/2024)
- Ứng dụng trải nghiệm nhạc cụ tại các quán cà phê tiếp tục được rót vốn (16/10/2019)
- "Đừng khởi nghiệp bằng mắt" - Bài học rút ra sau 5 lần thất bại của thầy Nguyễn Mai Lâm (08/10/2019)
- Hai chỉ vàng, 1 xe đạp cà tàng thành tỷ phú bậc nhất Việt Nam (06/10/2019)
- Trái lời cha mẹ, quyết bỏ công việc ổn định để khởi nghiệp, chàng nha sỹ trở thành ông chủ startup 2 tỷ USD ở tuổi 37 (24/09/2019)
- Câu chuyện tự động hóa nông nghiệp của Hà Lan (15/08/2019)
- Mộc Thanh Trà Việt Nam (15/07/2019)
- Khu du lịch Công viên Cacao – Binon Cacao Park (15/07/2019)
|