Bạn có một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời?
Bạn đã tiến hành tất cả nghiên cứu cần thiết và xem xét ý tưởng từ nhiều góc độ khác nhau?
Bạn đã phác họa một kế hoạch kinh doanh?
Và bạn thực sự xem quá trình theo đuổi thành công như quá trình nuôi dạy một đứa trẻ sơ sinh?
Hãy kiểm tra lại, bạn đã làm hết tất cả các câu hỏi trên?
Bạn đã sẵn sàng khởi nghiệp? Điều gì có thể trở thành sai lầm? Gần một nửa công ty khởi nghiệp tại Hoa Kỳ thất bại trong năm đầu tiên, 2/3 không trụ nổi quá 2 năm, và còn nhiều điều hơn thế nữa.
Vậy thực tế các nhà khởi nghiệp cần biết những điều gì trước khi bắt đầu khởi nghiệp?
HY VỌNG CHO NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP NHẤT, LÊN KẾ HOẠCH CHO NHỮNG ĐIỀU TỒI TỆ NHẤT
Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng khởi nghiệp thành công đòi hỏi bạn cần duy trì tinh thần lạc quan và nhiệt huyết trong khi thực hiện các bước đi thông minh và cần thiết để chuẩn bị cho công ty khởi nghiệp của bạn đối mặt với những tình huống tồi tệ nhất mà thế giới kinh doanh phải đối mặt.
Sự chuẩn bị diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể thực hiện vài nghiên cứu, nhưng một khi dấn thân khởi nghiệp, những điều thường nhật có thể trở nên quá tải. Không phải lúc nào bạn cũng dự đoán trước được điều gì sẽ xảy ra. Tuy nhiên, dựa trên những hiểu biết sâu sắc về quá khứ và từ những tấm gương doanh nhân khởi nghiệp thành công, áp dụng những nguyên lý dưới đây có thể giúp bạn sống sót và tồn tại trên hành trình khởi nghiệp của mình.
NHỮNG BÍ QUYẾT QUAN TRỌNG GIÚP KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG
1. Mọi thứ không phải lúc nào cũng diễn ra đúng như kế hoạch. Không quan trọng kế hoạch chi tiết và chỉnh chu như thế nào, nó không bao giờ là hoàn hảo. Sẽ không thành vấn đề nếu mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, và bạn cần chuẩn bị trước một khi bất ngờ xảy đến. Khả năng thích ứng là một trong những nhân tố quan trọng mà một nhà khởi nghiệp nên có. Đừng sợ hãi khi mọi chuyện trở nên không đúng như kế hoạch.
2. Bạn chỉ “mạnh” khi có những người hỗ trợ xung quanh bạn. Ưu tiên hàng đầu của bạn sẽ là tuyển dụng và giữ chân nhân tài trình độ cao trong nhóm. Không phải nói quá về tầm quan trọng của việc thuê nhân viên giỏi và trao quyền cho họ để thực hiện công việc, sau đó hãy lùi lại phía sau và tạo điều kiện, cung cấp nguồn lực cần thiết giúp họ phát triển vượt trội hơn.
3. Bạn không thể thành công khi là một nhà quản lý vi mô. Một điều quan trọng với các nhà khởi nghiệp là tinh ý nhận ra sự khác biệt giữa một người định hướng chi tiết và một nhà quản lý tầm vi mô. Là người sở hữu công ty, chắc chắn bạn cần quan tâm đến tất cả khía cạnh của công ty. Nhưng bạn cũng cần tin tưởng vào nhân viên của mình. Quản lý quá chi tiết (vi mô) là tác nhân ngăn chặn sự sáng tạo và chủ động của nhân viên, và tạo ra vấn đề về doanh thu lâu dài.
4. Xây dựng văn hóa kinh doanh tích cực. Mỗi doanh nghiệp đều có nét đặc trưng riêng, văn hóa làm việc công ty A không giống công ty B. Vì vậy hãy tìm bầu không khí và triết lý phù hợp với doanh nghiệp mình. Trong khi mỗi công ty đều hoạt động khác nhau, tất cả nhân viên đều muốn cảm thấy được trao quyền để đóng góp vào sự thành công của công ty, và được đánh giá cao những nỗ lực của họ. Họ muốn biết ban lãnh đạo liệu có quan tâm họ với tư cách cá nhân, và hiểu giá trị nguồn nhân lực của họ đang được sử dụng để thu lợi nhuận.
5. Doanh nghiệp bạn sẽ phát triển. Điều này sẽ không diễn ra ngay lập tức (sự phát triển là một quá trình lâu dài), nhưng tại một thời điểm nào đó doanh nghiệp bạn sẽ trông khác nhiều so với lúc ban đầu. Đây không phải là một điều ngạc nhiên. Nhìn chung, nhân viên và khách hàng của bạn sẽ đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc định hình sự phát triển của công ty, nó luôn là một điều tốt. Hãy tâm sự cùng họ, đánh giá hành vi, cảm nhận khách hàng, tìm hiểu cách họ sử dụng sản phẩm của bạn và điều họ thật sự muốn. Dĩ nhiên, mỗi doanh nghiệp luôn là khác nhau, và một điều chắc chắn đó là không điều gì là chắc chắn. Không nghi ngờ khi điều này có thể tạo nên sự sợ hãi. Nhưng trở nên thích nghi, gầy dựng một đội nhóm làm việc (team) tuyệt vời, xây dựng văn hóa kinh doanh tích cực, và chấp nhận lời góp ý, phê bình, bạn sẽ làm mọi thứ có thể để chuẩn bị cho những điều không như mong đợi và xây dựng một doanh nghiệp thành công trên con đường khởi nghiệp của mình.
Bài viết được chia sẻ bởi Bruce Hakutizwi – nhà quản lý thị trường trực tuyến toàn cầu BusinessesForSale.com cho việc mua bán các SMEs tại Mỹ và trên thế giới. Với hơn 60.000 công ty, thu hút hơn 1,4 triệu người mua mỗi tháng. Anh quản lý việc phát triển thị trường, quản lý người dùng, xây dựng nội dung và thu hút, giữ chân khách hàng tại Mỹ, Canada, Nam Phi và Châu Âu.
- Dự án số hóa từ chiếc vỏ sò 2.000 năm tuổi (18/12/2024)
- FESTIVAL KHỞI NGHIỆP 2024: Chuỗi canh tác nông lâm kết hợp và phát triển bền vững cây Sa kê Việt Nam (15/12/2024)
- Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo vươn tầm từ địa phương ra thế giới (27/11/2024)
- Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá (27/11/2024)
- Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Khoa học và Công nghệ – động lực tăng trưởng kinh tế (17/11/2024)
- Biến rác thải thành tiền (04/11/2024)
- Tọa đàm chia sẻ cách gia tăng doanh số bán hàng qua kênh nền tảng xã hội (06/10/2024)
- 22 giải pháp, ý tưởng tranh tài tại Vòng Bán kết Cuộc thi ĐMST ngành Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu (29/09/2024)
- Thông báo Vòng Bán kết Cuộc thi Đổi mới sáng tạo ngành Thuỷ sản Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2024 (23/09/2024)
- Tăng cường năng lực doanh nghiệp cho giai đoạn kinh tế xanh và bền vững (25/08/2024)
|