Thông tin có tính đặc thù
Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025 (Đề án 844) đang tạo được sức lan tỏa khắp cả nước và tạo được kết nối cộng đồng với nhiều thành quả đạt được. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động thuộc Đề án vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, do những hoạt động hỗ trợ cho khởi nghiệp – đổi mới – sáng tạo mang tính mới, đặc thù cao, nhân sự để triển khai được các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các bộ, ngành địa phương đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật nhiều kiến thức, thông tin mới. Các hoạt động để hiệu quả cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội. Đặc biệt, tại nhiều địa phương, do sự khác biệt về nền tảng các vùng miền, khó khăn về nhân lực kết nối, nền tảng văn hóa chưa theo kịp tư duy đổi mới sáng tạo. Ví dụ vềcập nhật công nghệ mới, ở những nơi vùng sâu vùng xa, thói quen sử dụng các ứng dụng trực tuyến, thanh toán trực tuyến không phổ biến do tư duy ăn chắc mặc bền...Để thúc đẩy kết nối địa phương tham gia sâu rộng và hiệu quả vào hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, hoạt động truyền thông được nhận định có vai trò vô cùng quan trọng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Truyền thông về khởi nghiệp phải được triển khai từ địa phương, làm sao để địa phương hiểu rõ về đổi mới sáng tạo khởi nghiệp, từ đó có kế hoạch triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, việc khai thác hiệu quả thế mạnh của địa phương, căn cứ nhu cầu thực tiễn để truyền thông có hiệu quả, góp phần kết nối hoạt động từ trung ương đến địa phương nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
Các nhà báo, phóng viên địa phương nghe chia sẻ từ chuyên gia khởi nghiệp sáng tạo tại CenXSpace, Hà Nội.
Để tạo được sự thống nhất và có định hướng trong công tác truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên cả nước, các chương trình trải nghiệm “Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp” đã được Trung tâm dịch vụ và đổi mới sáng tạo, ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc tổ chức dành cho các nhà báo, phóng viên, người làm truyền thông đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước đã diễn ra trong suốt tháng 8 vừa qua. Từ sự kiện “Người làm truyền thông trên cả nước trải nghiệm hệ sinh thái khởi nghiệp Hà Nội” trong tháng 8 vừa qua, nhiều nội dung đã được nhận định rất cần đội ngũ truyền thông địa phương đồng hành. Trong đó, tăng cường chuẩn hóa kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo cho đội ngũ báo chí, truyền thông là hoạt động cần ưu tiên nhằm giúp các thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo khi được lan tỏa rộng sẽ đem lại nhiều kết quả tích cực. Qua đó, tăng cường kết nối đào tạo, tư vấn từ trung ương đến với địa phương. Các hoạt động truyền thông về khởi nghiệp sáng tạo cần được tổ chức với sự tham gia của chuyên gia từ trung ương cùng các thông tin, giải pháp tư vấn phù hợp với địa phương.
Vai trò dẫn dắt và định hướng cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp
Bên cạnh đó, việc xác định cách thức bắt đầu khởi nghiệp sáng tạo từ địa phương – đây cũng là câu hỏi đã được phóng viên đặt ra với nhiều chuyên gia tư vấn về khởi nghiệp từ các tập đoàn lớn và quản lý nhà nước. Qua đó, xác định có thể bắt đầu bằng những đặc thù, lợi thế của địa phương để ứng dụng hiệu quả công nghệ nền tảng, áp dụng các mô hình kinh doanh của các tổ chức lớn trong và ngoài nước. Mô hình kinh doanh các sản phẩm đặc sản, dịch vụ khai thác lợi thế vùng miền sẽ tạo động lực cho đội ngũ thanh niên trẻ quay trở về khởi nghiệp sáng tạo trên chính quê hương mình. Ngoài ra, các địa phương cần tăng cường quảng bá tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa vùng miền để có thể thu hút doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Trưởng ban tổ chức chương trình chia sẻ về một số kiến thức chung về Đề án 844 tại BK Holdings.
Hoạt động truyền thông về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng không thể nằm ngoài các hoạt động thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, sản phẩm từ các chương trình như “Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 (Chương trình 2075)”; từ các chương trình, đề tài, dự án được đầu tư hoàn thiện bởi ngân sách các địa phương – Các sản phẩm này có thể trở thành công nghệ nền tảng để tạo ra các mô hình khởi nghiệp sáng tạo. Cơ sở dữ liệu và cách thức khai thác các nguồn công nghệ nền tảng, do vậy cần được tăng cường truyền thông ngay từ địa phương để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư và đội ngũ khởi nghiệp sáng tạo.
Chia sẻ thêm về ý nghĩa chương trình “Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp”, Ông Nguyễn Việt An, Trưởng ban tổ chức chương trình cho biết “Qua quá trình nghiên cứu khảo sát và kinh nghiệm làm việc tại nhiều địa phương, chúng tôi nhìn nhận nguồn thông tin về khởi nghiệp trên các kênh thông tin truyền thông chưa có tính chuyên sâu và phân loại phù hợp với lĩnh vực cũng như mức độ phát triển của các nhóm khởi nghiệp. Hoạt động truyền thông chưa thực sự thể hiện được vai trò dẫn dắt và định hướng cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp tại các vùng với những đặc thù riêng biệt do chưa có bộ phận chuyên trách truyền thông nên không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào...Từ đây, chương trình trải nghiệm “Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp” chính là nỗ lực của Đề án 844 nói riêng và của quản lý nhà nước nói chung để giúp nhà báo, phóng viên hiểu sâu hơn về các khái niệm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cũng như kết nối mạng lưới truyền thông cho khởi nghiệp sáng tạo nước nhà.
Sự kết nối có được từ “Người làm truyền thông trên cả nước trải nghiệm hệ sinh thái khởi nghiệp Hà Nội” ngoài ra, cũng đem đến cho đội ngũ làm truyền thông các địa phương các kênh hỗ trợ trực tuyến phục vụ cập nhật nguồn thông tin chuyên môn chất lượng và hiệu quả từ mạng lưới các tổ chức điển hình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Các đầu mối hỗ trợ bao gồm các đơn vị như BK Holdings, Vietnam Silicon Valley Accelerator – VSV, CyberAgent Ventures, Tubudd, CenXSpace và Kênh thông tin truyền thông phát triển thị trường KH&CN trên mạng xã hội (thuộc Chương trình 2075), với Hệ thống trả lời tự động (chatbot) về Đề án 844, Nghị định 13 về Doanh nghiệp KH&CN, Luật chuyển giao công nghệ 2017… tại Sàn Công Nghệ Vui.
- Tọa đàm chia sẻ cách gia tăng doanh số bán hàng qua kênh nền tảng xã hội (06/10/2024)
- 22 giải pháp, ý tưởng tranh tài tại Vòng Bán kết Cuộc thi ĐMST ngành Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu (29/09/2024)
- Thông báo Vòng Bán kết Cuộc thi Đổi mới sáng tạo ngành Thuỷ sản Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2024 (23/09/2024)
- Tăng cường năng lực doanh nghiệp cho giai đoạn kinh tế xanh và bền vững (25/08/2024)
- Mãng cầu ta Tây Ninh chính thức được đặc cách lưu hành (15/08/2024)
- Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ong dú (04/08/2024)
- Hơn 60 start-up đã được rót vốn từ các nhà đầu tư ‘cá mập’ (04/08/2024)
- Nguồn vốn khởi nghiệp toàn cầu tăng bởi AI đang là tâm điểm (03/08/2024)
- Khấm khá nhờ mô hình trồng chùm ngót (03/08/2024)
- Giải thưởng lên đến 200 triệu đồng: Cuộc thi ĐMST ngành Thủy sản BR-VT năm 2024 (03/08/2024)
|