Tháng 5/2019, Amazon tuyên bố sẽ đầu tư 575 triệu USD vào Deliveroo nhằm cạnh tranh với Uber Eats trong cuộc chạy đua toàn cầu nhằm thống trị thị trường giao đồ ăn. Đây cũng là nỗ lực mới nhất của Amazon nhằm thâm nhập thị trường giao đồ ăn toàn cầu trị giá khoảng 100 tỷ USD, sau khi doanh nghiệp này đã ngừng cung cấp dịch vụ tương tự có tên Amazon Restaurants, trước tiên là tại thị trường Anh và sau đó là Mỹ.
Về phần mình, Deliveroo cho biết đã cùng với Amazon hợp tác chặt chẽ với các nhà quản lý Anh để nhận được sự phê chuẩn cho thương vụ trên. Theo hai doanh nghiệp này, thương vụ trên sẽ giúp Deliveroo mở rộng ‘tầm phủ sóng” hoạt động, tăng sự cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của các nhà hàng.
Deliveroo hiện đang cạnh tranh với Just Eat và Uber Eats tại thị trường Anh trong khi “chạy đua” với Takeaway.com và Delivery Hero tại thị trường châu Âu.
Deliveroo có trụ sở tại London (Anh), được thành lập bởi Will Shu – một cựu nhân viên ngân hàng và Greg Orlowski – từng là kỹ sư phần mềm. Hiện Deliveroo có mặt tại hơn 500 thành phố và vùng lãnh thổ với lực lượng lao động lên tới 60.000 tài xế và 2.500 nhân viên giao đồ ăn của hơn 80.000 nhà hàng.
Ý tưởng thành lập Deliveroo đến với Will Shu trong lúc anh đang làm việc tại ngân hàng Morgan Stanley ở London, Anh. Lúc ấy, mỗi khi cần gọi thức ăn về nhà hoặc văn phòng, Shu không thể tìm ra được bất kỳ nơi nào nhận giao thức ăn từ các nhà hàng tương đối có chất lượng cả. Và, điều quan trọng là không có cách nào để biết được món ăn ngon hay dở, nhà hàng giao nhanh hay chậm. Khi đó, ông băn khoăn tại sao vấn đề đơn giản này lại chưa được giải quyết.
Sau đó, Shu quyết định bỏ việc tại ngân hàng và trở về Mỹ để theo học kinh doanh hòng tìm hiểu cách mở doanh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, năm 2013, Shu cùng Greg Orlowski đã cho ra mắt ứng dụng Deliveroo. “Khi đó, giá smartphone và máy tính bảng đã trở nên tương đối rẻ hơn, nên tôi đã quyết định thành lập Deliveroo để giải quyết vấn đề đồ ăn mà mình nhận ra trước đó”, Shu nói.
“Tôi là nhân viên giao hàng đầu tiên của Deliveroo và đã gắn bó với vị trí này trong suốt cả năm trời, ngày nào cũng như ngày nào”, Shu, 38 tuổi, nói với CNN Money.
“Hiện tại, tôi vẫn thường đi giao hàng hai tuần một lần. Tôi cần phải thực sự hiểu các nhà hàng, khách hàng và người giao hàng nghĩ gì và muốn gì. Tôi đã làm qua tất cả công việc trong công ty và bản thân tôi cho rằng điều này rất đáng giá”, Shu giải thích.
Không giống như một số công ty dịch vụ thực phẩm trực tuyến khác, Deliveroo có đội ngũ giao hàng riêng bằng xe đạp hoặc xe máy, giao đồ ăn từ các nhà hàng địa phương tới tận tay khách hàng.
Mô hình của Deliveroo tương tự như UberEats – đối thủ cũng có mặt ở hầu hết các thị trường của Deliveroo. Tuy nhiên, một điểm đặc biệt của startup này là ngoài việc hợp tác với các nhà hàng địa phương, Deliveroo còn giúp những đầu bếp có không gian bếp riêng để chế biến món ăn và bán trên Deliveroo.
Deliveroo hiện có khoảng 60.000 người giao hàng và nhiều người trong số này làm việc khoảng 12 giờ liên tục mỗi tuần. Những người này có thể là sinh viên, nhân viên chăm sóc người già hoặc thuộc nhiều nghề khác và họ đi giao hàng khi rảnh rỗi.
Sau 5 năm hoạt động, Deliveroo được định giá hơn 2 tỷ USD sau khi huy động được 385 triệu USD từ các nhà đầu tư gồm các quỹ đầu tư lớn của Mỹ như Fidelity và T Rowe Price và là một trong số ít những “startup kì lân” (startup được định giá từ 1 tỷ đô trở lên) tại Châu Âu.
Tuy nhiên, cũng giống nhiều như startup khác, Deliveroo có khởi đầu gặp nhiều khó khăn và hiện vẫn kiên trì với mô hình và tìm cách kiếm lợi nhuận. Vài năm gần đây, dù doanh thu liên tục tăng (khoảng 611% từ năm 2015 tới năm 2016), khoản lỗ của công ty cũng không hề nhỏ, chủ yếu do kế hoạch mở rộng thị trường ra 14 quốc gia. Theo Cục Quản lý Doanh nghiệp của Anh, Deliveroo lỗ khoảng 162 triệu USD trong năm 2016. Công ty hiện chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2017.
Dù vậy, Shu cho biết công ty sẽ tiếp tục tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng, bao gồm kế hoạch tiến chân vào thị trường Mỹ và xây dựng mô hình nhà bếp dành cho các đầu bếp có tên Editions.
“Ý tưởng này cho phép chúng tôi có nguồn cung tốt nhất cho khách hàng”, Shu nói. “Chúng tôi thực sự quan tâm tới đồ ăn và đó là tất cả những gì chúng tôi đang làm. Đây là yếu tố cốt lõi của Deliveroo, từ đó chúng tôi nảy ra những ý tưởng tiên phong như thế này”, Shu nói về Editions.
Cuối năm 2018, sau những đồn đoán về một thương vụ sáp nhập với Uber Eats, Deliveroo đã chính thức thông báo kết quả từ vòng gọi vốn huy động 575 triệu USD từ các nhà đầu tư dẫn đầu bởi Amazon. Theo Business Insider, thương vụ này có thể đưa định giá của Deliveroo lên 4 tỷ USD, là startup công nghệ lớn nhất của Anh.
- Tham gia Techfest 2018 tại Đà Nẵng: Đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo (22/11/2018)
- Hội thảo thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long (12/11/2018)
- 7 lời khuyên dành cho các khởi nghiệp trẻ (12/11/2018)
- Kinh nghiệm khởi nghiệp thành công từ 3 startup triệu đô (12/11/2018)
- Startup đông trùng hạ thảo được kỳ vọng doanh thu trăm tỷ (12/11/2018)
- Startup nông nghiệp công nghệ cao kêu gọi đầu tư 2 tỷ đồng (11/11/2018)
- Ireland hỗ trợ khởi nghiệp Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (11/11/2018)
- Bức tranh khởi nghiệp tại các thành phố nhỏ của Mỹ (10/11/2018)
- Năm bước để xây dựng hệ sinh thái lớn mạnh (10/11/2018)
- Startup CyStack cạnh tranh nhờ hướng tới thị trường ngách (09/11/2018)
|