Mục tiêu này được đưa ra thảo luận tại sự kiện “Liên kết các phòng thí nghiệm, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo” do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu tổ chức vào sáng 19/10. Hoạt động này nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM (WHISE) lần 3 năm 2019.
Theo ông Nguyễn Minh Hiếu, Phó giám đốc Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP.HCM, hiện nay thành phố có nhiều mô hình phòng thí nghiệm do các tổ chức nhà nước, tư nhân, trường ĐH quản lý. Theo thống kê mới đây, TP.HCM có khoảng 279 phòng thí nghiệm được công nhận bởi Văn phòng công nhận chất lượng (BOA).
Trong đó lĩnh vực hóa học là có số lượng phòng thí nghiệm nhiều nhất với 112 đơn vị, sinh học 49 đơn vị, y tế 32 đơn vị. Ngoài ra còn có hàng trăm phòng thí nghiệm ngoài phạm vi công nhận của BOA đang hoạt động tại TP.HCM.
Ông Hiếu nhận định, các thử nghiệm viên, thí nghiệm viên tại các phòng thí nghiệm đều được đào tạo bài bản, có người được đào tạo ở nước ngoài. Nhiều phòng thí nghiệm được trang bị máy móc hiện đại. Tuy nhiên việc liên kết, hợp tác, chia sẻ nguồn lực các phòng thí nghiệm hiện nay chưa được thực hiện nhiều.
“Chính vì lẽ đó, cần phải xây dựng liên minh các phòng thí nghiệm bằng việc xây dựng nền tảng hệ thống thông tin giữa các phòng thí nghiệm, giúp họ trao đổi kinh nghiệm, hợp tác về các phương pháp kỹ thuật, chia sẻ nguồn lực để tạo ra những sản phẩm mới, bền vững. Việc liên kết và xây dựng hệ thống thông tin các phòng thí nghiệm cũng là cách để tham mưu cho cơ quan Nhà nước có những chính sách phát triển khoa học công nghệ tốt hơn từ dữ liệu các phòng thí nghiệm”- ông Hiếu nói.
Theo bà Chu Vân Hải, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, hiện thành phố có nhiều phòng thí nghiệm nhưng chưa thật sự kết dính, hợp tác, chia sẻ với nhau để tạo ra hiệu quả tối đa cho các nghiên cứu mới phục vụ hiệu quả cho cộng đồng, cũng như hỗ trợ startup.
“Hiện tại Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã có những kết nối với Microsoft, tập đoàn Bosch hợp tác trong lĩnh vực hóa, vi sinh, cũng như hỗ trợ các startup trong lĩnh vực này. Chúng tôi cho rằng, các phòng thí nghiệm cần có một mối liên kết để mang đến những sản phẩm khoa học công nghệ cho cộng đồng, hỗ trợ tốt hơn cho startup công nghệ”- bà Hải nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, cho biết các startup nông nghiệp ở giai đoạn đầu rất cần sự hỗ trợ về trang thiết bị kỹ thuật để nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm.
Tuy nhiên, ông An đề xuất, muốn liên kết các phòng thí nghiệm cần xây dựng một cơ chế hợp tác, quy trình liên kết các phòng thí nghiệm với các điều khoản cụ thể, rõ ràng để giúp cho việc phối hợp tốt hơn.
Còn ông Nguyễn Minh Hiếu cho rằng, các thiết bị, máy móc trong phòng thí nghiệm rất đắt tiền. Nếu người sử dụng không có những kỹ năng nhất định thì rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng máy móc. Vì thế, muốn liên kết, chia sẻ nguồn lực về trang thiết bị kỹ thuật cần phải có sự nỗ lực và thiện chí của hai bên.
- Tọa đàm chia sẻ cách gia tăng doanh số bán hàng qua kênh nền tảng xã hội (06/10/2024)
- 22 giải pháp, ý tưởng tranh tài tại Vòng Bán kết Cuộc thi ĐMST ngành Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu (29/09/2024)
- Thông báo Vòng Bán kết Cuộc thi Đổi mới sáng tạo ngành Thuỷ sản Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2024 (23/09/2024)
- Tăng cường năng lực doanh nghiệp cho giai đoạn kinh tế xanh và bền vững (25/08/2024)
- Mãng cầu ta Tây Ninh chính thức được đặc cách lưu hành (15/08/2024)
- Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ong dú (04/08/2024)
- Hơn 60 start-up đã được rót vốn từ các nhà đầu tư ‘cá mập’ (04/08/2024)
- Nguồn vốn khởi nghiệp toàn cầu tăng bởi AI đang là tâm điểm (03/08/2024)
- Khấm khá nhờ mô hình trồng chùm ngót (03/08/2024)
- Giải thưởng lên đến 200 triệu đồng: Cuộc thi ĐMST ngành Thủy sản BR-VT năm 2024 (03/08/2024)
|