Theo nhà khoa học Alina LaPotin (Viện Công nghệ Massachusetts), hiện nay, việc tìm ra các công nghệ cung cấp nước mới, đặc biệt tại những khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là rất quan trọng. Trước nhu cầu nước sinh hoạt ngày càng có nguy cơ khan hiếm hơn, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã chế tạo thành công thiết bị có khả năng chuyển không khí thành nước uống.
Thiết bị này sẽ chứa một loại vật liệu hấp thụ có tác dụng thu hơi nước từ không khí ban đêm, được gọi là zeolit. Vào ban ngày, nhiệt từ Mặt Trời sẽ đi qua tấm chuyển đổi năng lượng và thúc đẩy quá trình giải phóng nước khỏi zeolit.
Theo nhóm nghiên cứu, zeolit là vật liệu xốp, có diện tích bề mặt lớn cho khả năng hấp thụ một lượng nhỏ nước trong không khí. Các mô hình thí nghiệm dự đoán thiết bị này có thể tạo ra nước ngay cả trong môi trường không khí có độ ẩm chỉ 20%, tương đương môi trường sa mạc.
Trong khi đó, những thiết bị hấp thụ nước trong không khí hiện nay như hệ thống tạo ẩm hay thu thập sương mù chỉ có thể hoạt động ở môi trường có độ ẩm thấp nhất là 50%. Ngoài ra, việc thu thập sương mù cũng chịu nhiều giới hạn về mặt địa lý, năng lượng cần thiết để hoạt động.
“Không giống như các công nghệ khử muối, thu hoạch nước trong không khí là một phương án trong trường hợp không có sẵn nước lỏng. Công nghệ này đồng thời phù hợp ở những khu vực không có cơ sở sản xuất nước tập trung. Chúng tôi quan tâm đến việc phát triển các hệ thống nhỏ gọn, tập trung nhiều vào tính di động và hạn chế về trọng lượng”, nhà khoa học LaPotin chia sẻ.
Thiết bị đặc biệt có khả năng chuyển hóa không khí thành nước uống. Ảnh: MIT
Được biết, thiết bị đặc biệt kể trên có hình hộp, được làm bằng kim loại tấm acrylic, nhôm, đồng và chỉ nặng 7 kg. Trong các cuộc thử nghiệm, thiết bị có thể sản xuất 0,77 lít nước/ngày với mỗi mét vuông tấm năng lượng mặt trời. Hiện tại, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts đang tìm cách tăng lượng nước mà zeolite có thể hấp thụ. Nhà khoa học LaPotin nói rằng họ đã và đang nhắm tới những vật liệu hút nước hiệu quả hơn nữa, nhằm tăng hiệu năng thiết bị và sớm sản xuất hàng loạt trong tương lai.
Trước đó, cũng trong nỗ lực tạo ra nước từ không khí, các nhà khoa học tại Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdullah (KAUST), Vuơng quốc Ả Rập Sauđi cũng đã cho ra đời thiết bị có thể hấp thụ nước và sau đó thoát nước theo yêu cầu. Đó là một phát minh vô giá đối với những người sống ở các vùng sa mạc khô cằn, nơi khan hiếm nước.
Chìa khóa cho thiết bị là một hydrogel đặc biệt dựa trên muối canxi clorua. Nó có thể cho thấy không thể chống lại nước, nhưng thường biến thành một chất lỏng mặn vì nó hấp thụ hơi. Tuy nhiên, nhờ vào sự đổi mới của các kỹ sư, ở đây hỗn hợp hydrogel giữ toàn bộ mọi thứ ở dạng rắn cho đến khi nước là cần thiết.
Với ước tính 13 nghìn tỷ tấn hơi nước trong khí quyển, có thể thu hoạch một số lượng nước để giữ đủ nước sẽ là một bước đột phá lớn, đặc biệt là cho hàng trăm triệu người không có nguồn nước phù hợp. Đây là vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của các nhóm nghiên cứu.
- Tập huấn kỹ thuật khai thác lỗ hổng bảo mật và cách phòng chống (17/07/2020)
- Tạo năng lượng mới cho hệ sinh thái khởi nghiệp (26/06/2020)
- Hội đồng nghiệm thu đề tài “Xây dựng chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” (20/06/2020)
- Sản xuất thành công loại gel đặc biệt có thể chữa lành mọi vết thương (15/06/2020)
- 4 cuốn sách giúp doanh nghiệp đột phá về ứng dụng công nghệ và xây dựng mô hình kinh doanh mới thời 4.0 (26/04/2020)
- 19 xu hướng và 19 cơ hội từ Covid-19 (20/03/2020)
- Triển khai thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc” của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (14/01/2020)
- Triển khai thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc” của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (13/01/2020)
- Bán nhà khởi nghiệp, chàng trai xây dựng thành công doanh nghiệp triệu USD (19/11/2019)
- Trí tuệ nhân tạo chuyển đổi hình ảnh 2D thành 3D bằng kỹ thuật học sâu (19/11/2019)
|