Ngày 1/10/2019, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo thông tin về ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019 (SV-Startup 2019). SV-Startup 2019 diễn ra trong 2 ngày 4-5/10/2019, tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp của tất cả học sinh, sinh viên, trên toàn quốc. Chương trình SV-Startup 2019 có một số những điểm mới so với chương trình tổ chức lần đầu vào năm 2018 đó là: Gia tăng số lượng dự án, số lượng trường đại học và số lượng các sở GD&ĐT tham gia trưng bày triển lãm tại ngày hội; tăng sự thu hút của cộng đồng học sinh, sinh viên toàn quốc thông qua cuộc thi SV-Startup 2019 và có thêm nhiều doanh nghiệp, quỹ đầu tư quan tâm tham gia hỗ trợ các dự án.
Ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh-Sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho hay: Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019 nghiêm túc, trang trọng, đảm bảo ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Một hoạt động hết sức sôi nổi sẽ diễn ra tại SV-Startup 2019 là Chung kết “Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2019” với 2 vòng thi là Đối đầu và Phản biện. Cuộc thi có hơn 200 trường ĐH, CĐ, Trung cấp, THPT trên toàn quốc tham gia, tiếp cận được trên 200.000 học sinh, sinh viên. Sau khi được phát động từ tháng 6 đến 9/2019 cuộc thi đã nhận được gần 300 bài dự thi chất lượng, đa dạng, tập trung vào tất cả các lĩnh vực: công nghệ, giáo dục, y tế, xã hội, du lịch… Trong đó có 68 dự án xuất sắc nhất được lọt vào vòng Đối đầu (gồm có 50 dự án của sinh viên và 18 dự án của học sinh THPT). Trong số các dự án xuất sắc trên, có nhiều dự án đã được các bạn học sinh, sinh viên triển khai và bước đầu đã có thành công, nhiều dự án đã chuyển sang giai đoạn có lãi và các chỉ số doanh thu, lợi nhuận có mức độ tăng trưởng khá ấn tượng.
Tại SV-Startup 2019, các em học sinh, sinh viên được tham quan các không gian ý tưởng khởi nghiệp thuộc các chủ đề: Khoa học, công nghệ; kinh doanh, giáo dục, y tế, dịch vụ; nông, lâm, ngư nghiệp, kinh doanh tạo tác động xã hội và không gian khởi nghiệp của học sinh THPT. Tổng số các dự án tham gia trưng bày khoảng 80 dự án (được lựa chọn từ gần 300 ý tưởng, dự án gửi đến Ban Tổ chức), đến từ 40 trường đại học và 18 Sở GD&ĐT. Trong khuôn khổ SV-Startup 2019 còn diễn ra các hoạt động bao gồm: “Diễn đàn truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên: Kinh nghiệm từ các doanh nhân khởi nghiệp”; Hội thảo “Định hướng trường đại học khởi nghiệp: Mô hình nào cho các trường đại học tại Việt Nam” hay Hội thảo “Công tác hỗ trợ học sinh khởi nghiệp trong các trường phổ thông, kinh nghiệm và giải pháp”.
- Làm thế nào để định giá cho sản phẩm của bạn: Hướng dẫn cho Nhà khởi nghiệp (27/10/2022)
- Cách viết Tuyên bố Tầm nhìn và Sứ mệnh cho Startup (20/10/2022)
- Tính toán Quy mô thị trường: TAM, SAM, SOM (19/10/2022)
- 6 Thủ thuật Tăng trưởng Đơn Giản cho các Công ty Khởi nghiệp (18/10/2022)
- Tìm hiểu các Mô hình Doanh thu cho Doanh nghiệp khởi nghiệp (29/09/2022)
- Mười công cụ đã được chứng minh để tạo ý tưởng khởi nghiệp (29/09/2022)
- Khởi nghiệp khi còn trẻ: Lợi thế và Khó khăn - ITP-GROUP- Khu Công Nghệ Phần Mềm - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh (22/09/2022)
- Làm thế nào để Ứng dụng Tư duy thiết kế trong Startup của bạn (22/09/2022)
- Tạo 'lồng ấp' thúc đẩy nghiên cứu sáng tạo trẻ (13/07/2022)
- CTO FPT khẳng định blockchain sẽ sớm ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam (22/06/2022)
|