1. Xác định nhu cầu có thật: Các startup cần luôn luôn tỉnh táo phản biện lại chính mình khi kiến tạo sản phẩm/dịch vụ. Họ cần trao đổi càng nhiều càng tốt với những khách hàng tiềm năng và sử dụng sản phẩm đầu tiên. Những người sáng lập cần có sự quan sát tinh tế về thị trường từ đối thủ cạnh tranh, từ sản phẩm/dịch vụ tương tự. Các startup cũng có thể tự đánh giá xem nhu cầu có thật thông qua các startup tại các quốc gia hoặc thị trường khác. Ý kiến chuyên gia trong ngành cũng là những đóng góp quan trọng vào tính khả thi của sản phẩm/dịch vụ.
Cuối cùng, các startup cũng cần tìm hiểu trong quá khứ đã có những startup nào có những sản phẩm/dịch vụ tương tự nhưng đã phá sản. Những trường hợp thất bại từ lịch sử sẽ giúp startup đánh giá một cách chính xác nhất về thị trường/sản phẩm/cạnh tranh. Các công cụ như khởi nghiệp tinh gọn, mô hình kinh doanh, tư duy thiết kế, trải nghiệm khách hàng, tìm hiểu cốt lõi khách hàng (customer insight) sẽ giúp cho startup đánh giá nhu cầu có thật hay không với “đứa con khởi nghiệp” của mình.
2. Tính năng của sản phẩm/dịch vụ: Sau khi xác định nhu cầu có thật, các startup cần xác định phiên bản thương mại hóa của mình. Phiên bản thương mại hóa bao gồm các tính năng khách hàng chấp nhận và tạo ra đủ lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các startup trong giai đoạn này thường bị mắc vào lỗi cố gắng hoàn thiện tính năng của sản phẩm/dịch vụ trước khi đưa ra thị trường. Thị trường luôn luôn thay đổi dẫn tới nếu như chúng ta theo triết lý hoàn thiện thì sản phẩm/dịch vụ không bao giờ đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường.
Nguyên nhân thứ hai, các thành viên sáng lập startup thường là những người trong giới kỹ thuật nên họ luôn luôn muốn tạo ra những kết quả tốt nhất, hoàn hảo nhất từ nguồn lực của họ thay vì phiên bản có lợi nhất về thương mại. Triết lý thiết kế MVP (Minimum Viable Product - sản phẩm/dịch vụ tối giản căn bản) cùng với triết lý marketing và bán hàng từ ngày đầu tiên sẽ giúp startup xử lý hoàn hảo lỗi thứ hai này.
3. MVP - Marketing - Bán hàng: Thay vì chờ đợi thiết kế sản phẩm/dịch vụ hoàn hảo theo suy nghĩ của mình, các startup cần nhanh chóng thiết kế MVP - sản phẩm/dịch vụ tối giản và đưa nhanh ra thị trường. Các hoạt động marketing và bán hàng cần được thực hiện ngay từ ngày đầu tiên để mang sản phẩm tới khách hàng. Thông qua quá trình mang sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng, startup có cơ hội lắng nghe, kiểm thử sản phẩm trên thực tế.
Quá trình kiến tạo sản phẩm/dịch vụ hoàn hảo của startup chính là các vòng tròn kế tiếp nhau: thiết kế - marketing - bán hàng - hoàn thiện, để tạo ra kết quả ngày càng phù hợp với thị trường và khách hàng. Muốn có sản phẩm/dịch vụ tốt để kêu gọi vốn đầu tư, tốc độ quay vòng thiết kế và khả năng cải tiến sản phẩm/dịch vụ là những điểm mấu chốt đảm bảo thành công cho startup.
4. Bảng kế hoạch (hành động, nhân lực và kết quả đánh giá): Startup đòi hỏi người sáng lập phải vận hành một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Người sáng lập đa phần trong giới công nghệ nên có thể không có nhiều kiến thức liên quan tới quản trị doanh nghiệp như quy trình quản trị căn bản, lập kế hoạch, tổ chức, thực thi và đánh giá. Bảng kế hoạch ghi chi tiết hành động thực hiện, ai là người chịu trách nhiệm và kết quả đo lường tương ứng thế nào là công cụ quản trị đơn giản giúp startup vận hành trong thời gian đầu tiên.
Bản kế hoạch này cũng đóng vai trò quan trọng truyền tải các mốc hoàn thành của startup khi làm việc với nhà đầu tư và gọi vốn. Thông qua bảng kế hoạch, các nhà đầu tư có thể nhìn thấy tính hiệu quả và phối hợp chặt chẽ trong startup ngay từ những ngày đầu tiên cho những nhiệm vụ đầu tiên cũng như các kết quả tương ứng. Nhà đầu tư có thể nhìn thấy rõ những tiến độ hoàn thành tốt thông qua bảng kế hoạch mặc dù startup chưa đạt tới kết quả cuối cùng.
5. Dự báo và sử dụng nguồn lực hiệu quả: Vận hành doanh nghiệp luôn luôn cần tới tiền và các nguồn lực khác. Quản trị dòng tiền đảm bảo startup có đủ tiền mặt cho các hoạt động thông qua hoạch định tiền ra và vào trong doanh nghiệp theo thời gian. Đi kèm với quản trị dòng tiền chính là các hoạt động dự báo nhằm lập kế hoạch nguồn lực cho hoạt động vận hành doanh nghiệp.
Các startup thường không sử dụng nguồn lực hiệu quả do không có kế hoạch dự báo, thực thi và kiểm tra chặt chẽ. Startup cần áp dụng các triết lý của bảng kế hoạch kinh doanh để có thể quản trị vận hành hiệu quả. Sử dụng nguồn lực hiệu quả là một trong những tiêu chí nhà đầu tư muốn có trong các doanh nghiệp gọi vốn thành công.
6. Team (coach - mentor): Yếu tố cuối cùng đảm bảo cho startup “sống sót” chính là nhóm nhân lực cốt lõi bao gồm người sáng lập - nhân viên chủ chốt và thành phần không thể thiếu là mentor/coach (tạm hiểu là người cố vấn và người huấn luyện). Vai trò mentor/coach mang lại những giá trị to lớn như nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo, xử lý tình huống, sự từng trải va chạm trên thương trường, các bài học thất bại và cuối cùng là các tri thức về ngành mà startup đang hoạt động.
Startup cũng cần có kế hoạch phát triển năng lực nhóm song hành với phát triển sản phẩm và thị trường. Trên thực tế các startup khó có thể tìm kiếm được những mentor/coach song hành ngay từ ngày đầu tiên. Họ có thể tận dụng những dịch vụ từ các cố vấn trong các vườn ươm hoặc hệ sinh thái khởi nghiệp. Ở đây vai trò của Nhà nước kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm giúp cho các startup thành công giai đoạn đầu rất quan trọng.
Thành công - gọi vốn với startup không quá khó khi 6 tiêu chí quan trọng đảm bảo cho 4P đều là những nguyên tắc vận hành doanh nghiệp khởi nghiệp trong những ngày đầu tiên. Làm đúng những nguyên tắc này đã loại trừ nhiều rủi ro kinh doanh cho startup. Các startup cần phải bỏ đi “cái tôi” để tin, học và làm theo những nguyên lý vận hành doanh nghiệp khởi nghiệp. Vốn khởi nghiệp chỉ có thể tới với những người sáng lập tự hoàn thiện mình để sử dụng nó hiệu quả.
- Startup: Làm Sao Để Kêu Gọi Vốn Thành Công? (27/12/2023)
- Giải pháp thúc đẩy hoạt động M&A doanh nghiệp start-up Việt Nam (21/12/2023)
- Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á (11/07/2023)
- Xây dựng kế hoạch tài chính và 5 bộ chỉ số tài chính quan trọng cho doanh nghiệp (25/11/2022)
- Các bước và lưu ý gọi vốn từ A đến Z cho startup (07/11/2022)
- Những rủi ro pháp lý khi khởi nghiệp và lời khuyên dành cho startup (04/11/2022)
- Làm sao để xác định Quy mô Thị trường đúng cách? (02/11/2022)
- Tập huấn Một số điểm mới về kê khai thuế áp dụng từ năm 2021 dành cho các chủ doanh nghiệp (18/12/2020)
- Tập huấn về Kaizen, xây dựng chuỗi giá trị trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp (09/07/2020)
- Khoá đào tạo Khởi nghiệp liêm chính và đổi mới sáng tạo (09/07/2020)
|