1. Ý tưởng của bạn sẽ phù hợp cho nhu cầu của những đối tượng nào?
“Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn cần phải đảm bảo rằng ý tưởng của mình phục vụ cho một nhu cầu nào đó. Có lỗ hổng nào trên thị trường chưa được đáp ứng hay không? Tại sao thị trường mục tiêu của bạn và đông đảo cộng đồng lại quan tâm đến ý tưởng này? Sau khi trả lời xong những câu hỏi này, nếu câu trả lời là không, thì chẳng có cái gì gọi là “ý tưởng triệu đô” ở đây cả. Một khi đã thành thật trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ có cái nhìn nghiêm túc về việc đưa ý tưởng của mình vào việc kinh doanh.”
Stephen Ufford, người sáng lập công ty dịch vụ tài chính Trulioo
2. Liệu ý tưởng có khả thi hay không?
“Bạn cần phải xác định xem liệu bạn có khả năng tài chính để thực hiện ý tưởng kinh doanh này hay không, gia đình và người thân của bạn có thể thích ứng được với sự thay đổi này hay không, và liệu bạn có động lực và quyết tâm để đi hết chặng đường không? Đôi khi đó chỉ đơn thuần là ý tưởng mà chưa suy nghĩ thấu đáo về thực tế. Hầu hết các doanh nhân nghĩ rằng họ sẽ biết cách xoay xở trong quá trình thực hiện. Nhưng thực tế, họ cần phải dự tính từ trước”.
Serenity Gibbons, Biên tập viên chuyên về khởi nghiệp của Calendar
3. Khách hàng sẽ trông chờ gì vào giá trị sản phẩm của bạn?
“Nếu không thì đừng làm. Dù bạn cho rằng sẽ thu hút được hàng nghìn nhà đầu tư, nhưng đừng theo đuổi một ý tưởng nếu nó chỉ đơn thuần là một mô hình kinh doanh. Nếu ý tưởng ấy không tạo ra tiền, việc nuôi con cái có thể không dễ dàng. Và quan trọng hơn, mọi người đều đã được thoả mãn hầu hết những nhu cầu mà họ có, đừng thực hiện một ý tưởng mới trừ khi bạn có thể tạo thêm những giá trị chưa từng có trước đây – cho cuộc sống của con người.
Jason Criddle, người sáng lập công ty dịch vụ tư vấn doanh nghiệp Jason Criddle and Associates.
4. Tính lâu dài của công việc này có đảm bảo không?
“Bạn cần phải nhìn thấy tính khả quan của mô hình kinh doanh trong tương lai. Tức là, các doanh nhân phải nhìn ra sản phẩm/dịch vụ của mình có thể giải quyết được một vấn đề nào đó đang tồn tại. Nhưng hầu hết mọi người không nhìn thấy trước những thách thức trên hành trình: những khó khăn và thử thách không tránh khỏi sẽ khiến bạn lung lay. Bạn sẽ cần phải chuẩn bị sẵn sàng để đi đến cùng.”
Jeff Epstein, người sáng lập Ambasador – một nền tảng quản lý doanh nghiệp, thành viên chính thức Hiệp Hội Công nghệ Forbes
5. Bạn có sẵn sàng sống trong công việc đó hay không?
“Thành lập một doanh nghiệp có thể mất rất nhiều thời gian và sức lực. Trước khi dấn thân vào đó, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ những tác động của nó đối với cuộc sống của bạn. Bạn phải chịu đựng những thăng trầm, phải từ chối thời gian với bạn bè, gia đình và những sở thích khác. Hãy chắc rằng việc này này xứng đáng với những gì bạn phải bỏ ra, trước khi chìm đắm vào đó và hối hận thì đã muộn.”
Darrah Brustein, doanh nhân, người sáng lập một loạt các website như Equitable Payment, Network Under 40, Network Over 40, Finance Whiz Kids, darrah.co, biên tập viên báo Forbes.
6. Doanh thu từ ý tưởng này liệu có khả quan?
“Thông thường, các doanh nhân và những người định kinh doanh thường nảy ra các ý tưởng vĩ đại. đôi khi những ý tưởng này thậm chí giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng.
Mặc dù đây có thể là một động lực tuyệt vời, nhưng điều quan trọng nhất là liệu nó có kiếm tiền được hay không. Nếu ý tưởng của bạn không tạo ra thu nhập, thì hãy chuyển qua một ý tưởng khác, hoặc trở lại với cuộc sống thường nhật nếu bạn đã có một công việc có thể kiếm tiền.”
Claudio Sorrentino, CEO của Body Details, Đồng sáng lập VMT
7. Dự án của bạn có thuyết phục nổi người hiểu bạn nhất như vợ mình hay không?
Bán hàng cho vợ mình là một cách để thử nghiệm xem ý tưởng của bạn có thể thực hiện được hay không. Nếu bạn có thể bán ý tưởng của mình cho vợ bạn, thì đó là một ý tưởng tuyệt vời. Nhưng nếu bạn đã nói chuyện với cô ấy và không thuyết phục được cô ấy, thì ý tưởng này cần xem xét lại. Hãy tin tưởng người bạn đời của bạn vì họ là một thẩm phán độc lập, khách quan và có thể phân biệt được đâu là ý hay, đâu là ý tưởng tồi, bởi vì họ hiểu rất rõ con người bạn.”
Brett Farmiloe, người thành lập công ty marketing kỹ thuật số Markitors Website Development
8. Vậy đối với người xa lạ, sản phẩm tâm huyết của bạn liệu có “móc” được tiền trong túi họ không?
Con người thường nói dối. họ nói dối những người bạn thân nhất của mình và cả những người họ thương yêu. Con người nói dối để có thể thuận tiện trong cuộc sống và tránh xung đột. Giả định bạn và những người bạn thân của bạn có thể không nói sự thật vì lo sợ sẽ làm tan vỡ giấc mơ của bạn. Hãy bán sản phẩm của mình cho một người xa lạ. cách tốt nhất để nhận được những phản hồi chân thật chính là hỏi một n gười xa lạ phải bỏ tiền mồ hôi nước mắt của họ cho sản phẩm của bạn.”
Kevin Tao, đồng sáp lập NeuEve – một công ty start up về sức khoẻ phụ nữ.
9. Động cơ để bạn bắt tay vào thực hiện ý tưởng là gì hay chỉ là đam mê thoáng qua?
“Điều quan trọng là bạn phải phân biệt sự khác nhau giữa động lực và đam mê về một ý tưởng kinh doanh nào đó. Đam mê là thứ thoáng qua, còn bạn phải tìm ra một động lực lâu dài cho doanh nghiệp của mình.”
Nicole Munoz, người sáng lập Start Ranking Now – một công ty về SEO và marketing
10. Liệu có gặp phải vướng mắc về pháp lý khi thực hiện ý tưởng này hay không?
“Ông bà có câu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, câu nói này không bao giờ sai, đặc biệt là khi bạn theo đuổi một ý tưởng kinh doanh. Trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào nó, trước tiên hãy tư vấn qua một luật sư kinh doanh, để đảm bảo rằng theo pháp luật thì bạn phải làm những gì khi theo đuổi giấc mơ của mình, và cả những rủi ro và chi phí về luật pháp nữa.”
Doug Bend, người sáng lập công ty Luật Bend Law Group, PC
11. Liệu điều bạn đạt được có xứng đáng với những gì bạn phải bỏ ra?
Cái gì cũng có hai mặt của nó, bất cứ khi nào có một thứ hào nhoáng đến với bạn, thì luôn có một cái giá phải bỏ ra để có được nó. Bạn sẽ đánh mất những gì khi quyết định theo đuổi một mô hình kinh doanh mới – thay vì công việc hiện tại. Bạn đã chuẩn bị được bao nhiêu để hy sinh khi chuyển hướng tập trung sang một lĩnh vực mới. Liệu điều bạn đạt được có xứng đáng với những gì bạn phải bỏ ra?
Drew Gurley, người thành lập công ty bảo hiểm Redbird Advisors, thành viên hiệp hội tài chính
- Startup: Làm Sao Để Kêu Gọi Vốn Thành Công? (27/12/2023)
- Giải pháp thúc đẩy hoạt động M&A doanh nghiệp start-up Việt Nam (21/12/2023)
- Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á (11/07/2023)
- Xây dựng kế hoạch tài chính và 5 bộ chỉ số tài chính quan trọng cho doanh nghiệp (25/11/2022)
- Các bước và lưu ý gọi vốn từ A đến Z cho startup (07/11/2022)
- Những rủi ro pháp lý khi khởi nghiệp và lời khuyên dành cho startup (04/11/2022)
- Làm sao để xác định Quy mô Thị trường đúng cách? (02/11/2022)
- Tập huấn Một số điểm mới về kê khai thuế áp dụng từ năm 2021 dành cho các chủ doanh nghiệp (18/12/2020)
- Tập huấn về Kaizen, xây dựng chuỗi giá trị trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp (09/07/2020)
- Khoá đào tạo Khởi nghiệp liêm chính và đổi mới sáng tạo (09/07/2020)
|