Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025" (Đề án 844) hỗ trợ các tổ chức ươm tạo, đào tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Nghiên cứu đề xuất ban hành các chính sách cần thiết nhằm thúc đẩy môi trường khởi nghiệp sáng tạo hoạt động và phát triển. Thông qua Ban Điều hành Đề án 844, tổ chức các cuộc gặp thường niên với các nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước, quốc tế.
Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dự thảo Điều lệ tổ chức, hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF), bổ sung quy định doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là đối tượng nhận hỗ trợ của Quỹ, trình Chính phủ ban hành trong năm 2019. Cụ thể, bổ sung hoạt động tài trợ, cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để ươm tạo công nghệ, phát triển ý tưởng, mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần đảm bảo các điều kiện được hỗ trợ theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời đảm bảo các tiêu chí do Quỹ đề ra đối với từng ngành, lĩnh vực.
Bộ Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính xây dựng tiêu chí xác định nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; Tiếp tục triển khai Cổng Thông tin hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia, tổ chức sàng lọc, chọn lựa doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu, chất lượng để đưa thông tin đến các nhà đầu tư trong nước và quốc tế; Hỗ trợ việc thành lập, hoạt động của các câu lạc bộ, mạng lưới các "nhà đầu tư thiên thần" trong nước và kết nối với mạng lưới các "nhà đầu tư thiên thần" toàn cầu để tăng cường đầu tư cho khởi nghiệp trong và ngoài Việt Nam…
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, xây dựng ban hành cơ chế tài chính thực hiện Đề án 844 nhằm thúc đẩy môi trường khởi nghiệp sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động và phát triển, trong đó có các nội dung chi phù hợp với khởi nghiệp sáng tạo như chi cho đại diện các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu tham gia các vườn ươm/khu làm việc chung nổi tiếng trên thế giới; cho các hoạt động của đại diện khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam tại một số hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; cho phép việc tài trợ trực tiếp cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đối với các nội dung quan trọng như tìm hiểu thị trường, thuê chuyên gia, trả công lao động và thương mại hóa công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mới.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng cơ chế tài chính cho Quỹ NATIF, trình Chính phủ ban hành trong năm 2019. Theo đó, đối với các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần quy định cụ thể về các hình thức hỗ trợ, hạn mức hỗ trợ cho các nhóm dự án. Xây dựng các nội dung chi và định mức chi phù hợp với hoạt động đặc thù của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đồng thời, xây dựng quy trình đánh giá, thẩm định các dự án để đảm bảo việc hỗ trợ có hiệu quả.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất phương án cải thiện quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sao cho nhanh chóng và thuận lợi hơn đối với các trường hợp ngành nghề chưa có trong các điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Khoa học và Công nghệ xây dựng cơ chế đặc thù liên quan đến mua sắm công từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục triển khai đưa hoạt động đào tạo khởi nghiệp vào các trường đại học.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương nghiên cứu, trình Chính phủ phương án cử nhân lực chuyên trách hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam tại một số hệ sinh thái khởi nghiệp lớn trên thế giới; phương án thuê không gian làm việc chung tại các địa điểm đó để hỗ trợ một số doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng Việt Nam đặt cơ sở làm việc, kết nối với nhà đầu tư, chuyên gia, mở rộng thị trường quốc tế.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là nội dung liên quan tới bằng cấp tương tự tại Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho nhân lực nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp khởi nghiệp.
- AI và Robot có tiềm năng lớn trong lĩnh vực y tế của Việt Nam (23/12/2020)
- Xây dựng Chiến lược thương hiệu cho startup (23/12/2020)
- Startup Việt tìm cách chiếm lĩnh thị trường nội địa (23/12/2020)
- Phát triển vật liệu rải đường mới từ rác thải tái chế (22/12/2020)
- Cải thiện tình trạng sức khỏe nhờ nghiên cứu gene hình thành khuôn mặt (22/12/2020)
- Châu Phi đẩy mạnh ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học (20/12/2020)
- Nhà đầu tư tìm kiếm gì ở startup? (20/12/2020)
- Khơi dậy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ (18/12/2020)
- Startup Amanotes có hơn 1,3 tỉ lượt tải, nhắm đến hệ sinh thái âm nhạc (17/12/2020)
- Cách huy động vốn hợp lí nhất với startup nông nghiệp là gọi vốn cộng đồng’ (16/12/2020)
|