Đến nay, Cổng đã có sự kết nối với một số địa phương và hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa. Nhiều địa phương đã có văn bản đề nghị kết nối kỹ thuật với Cổng.
Hiện nay, Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia - đơn vị được Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia giao triển khai hoạt động này, đang hướng dẫn, phối hợp với các địa phương triển khai việc kết nối truy cập.
Về giải pháp vận hành hiệu quả Cổng thông tin truy xuất quốc gia, ông Nghiêm Thanh Hải cho hay, Bộ KH&CN đang xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Một chính sách quan trọng, đó là đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm hàng hóa, trong đó có mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc. Nội dung này sẽ được xây dựng, triển khai thống nhất trên phạm vi cả nước, qua đó tạo thuận lợi cho việc vận hành Cổng thông tin truy xuất quốc gia
Trước đó, tháng 1/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt Ðề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Ðề án 100). Một trong 5 nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra là thiết lập, xây dựng, vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
Cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia đóng vai trò như cầu nối để kết nối tất cả thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng, giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp; góp phần hạn chế tình trạng loạn phần mềm, loạn apps truy xuất nguồn gốc...
Cổng sẽ kết nối các hệ thống truy xuất nguồn gốc trong nước và quốc tế; quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa trong nước và quốc tế; chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc giữa các hệ thống.
Đồng thời thực hiện, giám sát, đánh giá các công việc liên quan quản lý truy xuất nguồn gốc; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc.
Cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia cũng dựa trên số liệu báo cáo, thống kê và công nghệ để phân tích trợ giúp cơ quan quản lý đưa chính sách kịp thời, phù hợp.


- Chính phủ tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (26/11/2023)
- Sản phẩm startup Việt Nam có cơ hội lớn xuất khẩu sang thị trường Mỹ (15/11/2023)
- Sản phẩm startup Việt Nam có cơ hội lớn xuất khẩu sang thị trường Mỹ (15/11/2023)
- Cơ hội và thách thức đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam (01/10/2023)
- "Người trẻ Việt Nam ngày càng muốn khởi nghiệp để kiếm nhiều tiền nhưng… chỉ 3-5% thành công”, tại sao vậy? (24/09/2023)
- Đừng khởi nghiệp nếu bạn có những tư tưởng sai lệch như dưới đây (30/08/2023)
- Những khó khăn của một công ty Startup thường gặp phải (17/08/2023)
- SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP CẦN NHỮNG GÌ? (15/07/2023)
- Khởi nghiệp thất bại: Nhiều startup phải đóng cửa và phá sản vào cuối năm 2023 (13/06/2023)
- Apna là startup nào mà thành Unicorn chỉ sau 21 tháng dù chưa có doanh thu? (08/05/2023)
|