Nhìn vào thị trường các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, phần lớn là sự hiện diện của các startup dạy tiếng Anh và các môn học trên ghế nhà trường, thay vì dạy nghề gắn liền với đổi mới, sáng tạo.
Với mục tiêu đưa Việt Nam đến 2030 trở thành một Trung tâm về công nghiệp bán dẫn tại Châu Á, cần có ít nhất 50.000 kỹ sư thiết kế, hàng trăm nghìn kỹ sư, lao động kỹ thuật trong các ngành liên quan.
Chưa bao giờ câu chuyện về ngành giáo dục, đào tạo được Chính phủ và các doanh nghiệp hàng đầu quan tâm như hiện nay. Bởi không riêng Việt Nam, mà trên thế giới cũng đang thiếu hụt các kỹ sư công nghệ bán dẫn. Từ các doanh nghiệp nước ngoài như: Intel, Nvidia,… cho đến các doanh nghiệp trong nước như: FPT, Viettel đều muốn chung tay giải bài toán lĩnh vực giáo dục.
Tuy nhiên, có một thực trạng không thể phủ nhận là trước nay Việt Nam chỉ mới tập trung vào bài toán giáo dục bậc phổ thông, cũng như giáo dục ngoại ngữ, mà thiếu đi các chương trình học nghề gắn liền với đổi mới, sáng tạo.
Nhìn vào thị trường các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, phần lớn là sự hiện diện của các startup dạy tiếng Anh và các môn học trên ghế nhà trường.
Ngay như Topica – startup từng thực hiện màn gọi vốn thành công tại Việt Nam trong lĩnh vực khởi nghiệp giáo dục, lên đến 50 triệu USD từ Northstar Group cũng có xuất phát điểm là nền tảng dạy học tiếng Anh, nhưng đã sớm phải dừng bước tăng trưởng.
Theo Sách Trắng “công nghệ giáo dục” Việt Nam năm 2023, từ 2020 đến nay, giáo dục trực tuyến ngày càng phổ biến khi mà năm 2021 có đến 80% học sinh Việt Nam đã học trực tuyến do giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, các startup giáo dục ngày càng nhận được nhiều vốn đầu tư hơn với nhiều thương vụ đầu tư và sáp nhập với số vốn lớn hơn 01 triệu USD.
Năm 2022, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đã nhận được 8 khoản đầu tư với tổng số tiền là 46,8 triệu USD, tiêu biểu là thương vụ nhận đầu tư 14 triệu USD của Edupia. Trong năm ngoái, số lượng thương vụ đầu tư lớn trong lĩnh vực này có xu hướng gia tăng. Như EQuest đã huy động thành công 120 triệu USD vào tháng 5/2023, MindX nhận 15 triệu USD vào tháng 4/2023, Teky gọi vốn 5 triệu USD, Vuihoc nhận vốn 6 triệu USD…
Theo đại diện của một quỹ đầu tư, khởi nghiệp công nghệ giáo dục đang là một lĩnh vực hấp dẫn và tiềm năng, nhất là khi Việt Nam đang tiếp cận nhiều công nghệ mới, bao gồm: trí tuệ nhân tạo, bán dẫn… Tất nhiên, ngành nghề mới sẽ đòi hỏi các startup giáo dục cần tiếp cận theo hướng mới, để giải bài toán tăng trưởng trong tương lai. Bên cạnh đó, nhiều startup giáo dục cũng gặp tình trạng “sai lầm” trong hoạt động quản trị kinh doanh, dẫn tới sụt giảm doanh thu, định giá và cả lòng tin từ phía các quỹ đầu tư.
Chưa kể, một số startup cũng đang có dấu hiệu chững lại do tư duy phát triển vào “lối mòn”, và ít được nhắc đến hơn so với quãng thời gian trước đó.
- Nhà đầu tư tìm kiếm gì ở startup? (20/12/2020)
- Khơi dậy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ (18/12/2020)
- Startup Amanotes có hơn 1,3 tỉ lượt tải, nhắm đến hệ sinh thái âm nhạc (17/12/2020)
- Cách huy động vốn hợp lí nhất với startup nông nghiệp là gọi vốn cộng đồng’ (16/12/2020)
- 10 Sai lầm trong PR mà các startup thường mắc phải (14/12/2020)
- Gen mới được phát hiện có thể tăng cường khả năng hấp thu phốtpho của cây trồng (12/12/2020)
- Mang dự án khởi nghiệp sáng tạo vươn ra thế giới (10/12/2020)
- Làm thế nào để tăng doanh số khi mà khách hàng có xu hướng thắt chặt chi tiêu? (10/12/2020)
- 10 lý do vì sao gặp mặt trực tiếp quan trọng hơn chúng ta tưởng (09/12/2020)
- Nhiều giải pháp mang tính ứng dụng thực tiễn cao (09/12/2020)
|