Danh mục đầu tư của quỹ Next100 trực thuộc tập đoàn NextTech hiện đã bao gồm các startup như: Coolmate, Foodhub, Ladipage, Bánh mì Xin Chào, Boxme, TopCV, eCentric…
Tập đoàn công nghệ NextTech vừa công bố chương trình huấn luyện và tăng tốc khởi nghiệp NextUp của quỹ đầu tư Next100 với trọng tâm tìm kiếm các startup thương mại điện tử theo mô hình D2C (bán lẻ trực tiếp hàng hóa đến tay người tiêu dùng).
Danh mục đầu tư của quỹ Next100 hiện đã bao gồm các startup như: Coolmate, Foodhub, Ladipage, Bánh mì Xin Chào, Boxme, TopCV, eCentric…
“NextUp sẽ ươm tạo, hỗ trợ và đầu tư cho các startup mảng D2C, góp phần củng cố năng lực cạnh tranh của Việt Nam”, phía NextTech thông tin.
Hàng quý, NextUp sẽ tìm kiếm và tuyển chọn các startup để bổ trợ các kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp thông qua một khóa huấn luyện kéo dài một tháng cùng với các chuyên gia hàng đầu về thương mại điện tử.
Cuối mỗi khóa, các startup này sẽ xây dựng và bảo vệ kế hoạch kinh doanh trước một hội đồng đầu tư đứng đầu bởi Shark Nguyễn Hòa Bình và có cơ hội được đầu tư lên đến 1 triệu USD cho mỗi dự án.
Ngoài vốn và kiến thức, startup tham gia chương trình còn được hỗ trợ về cơ sở vật chất và các dịch vụ khởi nghiệp như: mạng lưới quan hệ với chuỗi cung ứng và sản xuất, chương trình truyền thông và tiếp thị, công thức vận hành và quản trị bán hàng…
Được biết, NextUp 2024 sẽ tiếp nhận đăng ký và sơ loại từ ngày 18/3 đến 12/4/2024, bắt đầu khóa huấn luyện vào tháng 5 với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Mong muốn đầu tư vào các startup thương mại điện tử của NextTech diễn ra trong bối cảnh quy mô thị trường Việt Nam đã cán mốc 20 tỷ USD trong năm ngoái, với tốc độ tăng trưởng mỗi năm lên tới 25%, theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM).
Đóng góp gần một nửa doanh thu năm 2023 toàn thị trường là 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam, bao gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì mô hình sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay có thể sớm bị thay thế bởi mô hình D2C đang thịnh hành trên thế giới.
D2C (Direct to Consumer) là mô hình kinh doanh mà nhà sản xuất sẽ cung cấp trực tiếp sản phẩm tới tay người tiêu dùng thông qua kênh thương mại điện tử, đồng thời loại bỏ sự tham gia của các nhà phân phối, hoặc đơn vị bán lẻ trung gian.
Điển hình thành công của mô hình D2C là thương hiệu Shein được thành lập tại Trung Quốc. Ngoài chiến lược sản phẩm giá rẻ, mẫu mã đa dạng, startup này còn tận dụng được chuỗi cung ứng thời trang, cũng như tối ưu chi phí thông qua việc cắt giảm các khâu phân phối trung quan.
Tập trung vào các mặt hàng thời trang, đồ gia dụng, Shein đã lần lượt bắt kịp các thương hiệu lớn như H&M và Zara, và thậm chí là đe dọa vai trò của TikTok Shop.
Tại các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, Thái Lan, Shein đã liên tục giữ ngôi đầu trong số các ứng dụng mua sắm được người dùng tải về nhiều nhất.
Không chỉ các startup muốn đẩy mạnh mô hình D2C trong thương mại điện tử, mà ngay cả các doanh nghiệp lớn như Unilever hay Nestle cũng đã triển khai kênh bán hàng trực tuyến riêng ngay cả khi đã sở hữu hệ thống bán lẻ khắp cả nước.
Tuy nhiên, mô hình D2C trong thương mại điện tử cũng đòi hỏi doanh nghiệp có đủ nguồn lực để thực hiện tất cả các khâu từ tiếp thị, vận hành trang bán hàng trực tuyến, làm việc với nhà sản xuất, hay vận hành các hoạt động hậu cần.
Tại Việt Nam, một startup đã gặt hái thành quả với mô hình D2C là Coolmate. Nhờ cung cấp sản phẩm trực tiếp qua kênh thương mại điện tử, Coolmate đã tối ưu được chi phí phân phối trong bán lẻ thời trang.
Việc tối ưu này giúp Coolmate tập trung nguồn lực vào chất lượng sản phẩm, cũng như trải nghiệm khách hàng. Ngoài ra, mô hình D2C còn cho phép Coolmate thường xuyên kết nối và lắng nghe những nhu cầu của thị trường, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh tốt nhất.
Tính đến cuối năm 2023 vừa qua, Coolmate đã đạt tổng cộng 1,1 triệu đơn hàng và phục vụ hơn 700.000 khách hàng, chủ yếu là nam giới. Trong lúc thị trường thời trang vẫn gặp nhiều khó khăn, doanh số thương hiệu vẫn tăng trưởng hơn 33% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, Coolmate cũng chính là thương vụ đầu tư thành công của quỹ đầu tư Next100 thuộc tập đoàn NextTech, sau khi startup này bước ra từ chương trình SharkTank Việt Nam mùa 4.
- Nhà đầu tư tìm kiếm gì ở startup? (20/12/2020)
- Khơi dậy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ (18/12/2020)
- Startup Amanotes có hơn 1,3 tỉ lượt tải, nhắm đến hệ sinh thái âm nhạc (17/12/2020)
- Cách huy động vốn hợp lí nhất với startup nông nghiệp là gọi vốn cộng đồng’ (16/12/2020)
- 10 Sai lầm trong PR mà các startup thường mắc phải (14/12/2020)
- Gen mới được phát hiện có thể tăng cường khả năng hấp thu phốtpho của cây trồng (12/12/2020)
- Mang dự án khởi nghiệp sáng tạo vươn ra thế giới (10/12/2020)
- Làm thế nào để tăng doanh số khi mà khách hàng có xu hướng thắt chặt chi tiêu? (10/12/2020)
- 10 lý do vì sao gặp mặt trực tiếp quan trọng hơn chúng ta tưởng (09/12/2020)
- Nhiều giải pháp mang tính ứng dụng thực tiễn cao (09/12/2020)
|