Việt Nam đang ngày càng thể hiện rõ quyết tâm gắn liền sự phát triển quốc gia với các mục tiêu phát triển bền vững, với nhân tố không thể thiếu là các startup, công ty khởi nghiệp sáng tạo.
Theo khảo sát “Đổi mới và khởi nghiệp hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững và bài học rút ra từ thực tiễn cho Việt Nam” thực hiện bởi Văn phòng Đề án 844 (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện có 85% doanh nghiệp đã tích hợp toàn bộ, hoặc một phần các mục tiêu phát triển bền vững vào hoạt động của tổ chức.
Trong đó, số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và marketing, thương mại điện tử hay AI, Blockchain… chiếm phần lớn.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp đưa mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào hoạt động hầu hết là startup còn non trẻ mới ở giai đoạn tiếp cận thị trường.
Khảo sát cho thấy có 3 mục tiêu nổi bật được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất bao gồm SDG8: Tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế bền vững (57%); SDG12: Tiêu dùng và sản xuất bền vững (39,66%) và SDG4: Giáo dục chất lượng (31,03%).
Bên cạnh đó, 100% các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn góp phần mang lại các giá trị doanh nghiệp bền vững, 63,79% hướng tới thúc đẩy sáng kiến và thúc đẩy đổi mới, trong khi một nửa số doanh nghiệp này ưu tiên đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.
Các số liệu trên thể hiện thực trạng doanh nghiệp hiện nay đang dần có xu hướng chủ động trong việc nhận biết và trách nhiệm hơn với các vấn đề môi trường, xã hội.
Hơn 82,76% doanh nghiệp lựa chọn phương án tích hợp mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) gắn liền với các hoạt động doanh nghiệp bằng hành động cụ thể đưa tính bền vững vào chiến lược cốt lõi của mình và điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ của họ theo các nguyên tắc hỗ trợ phát triển bền vững.
Điều này nhấn mạnh sự cống hiến thực sự của họ trong việc đóng góp cho một tương lai bền vững hơn, thể hiện cam kết toàn diện và sâu sắc đối với các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với phát triển bền vững.
Tuy nhiên, việc thực hiện các mục tiêu này vẫn còn vướng mắc những khó khăn nhất định. Hơn 74,14% doanh nghiệp phản ánh rằng họ đang gặp phải các vấn đề về tài chính, 36,21% doanh nghiệp có vấn đề về nguồn nhân lực và 37,93% chủ thể cảm thấy khó khăn trong việc cân bằng giữa mục tiêu phát triển bền vững với mục tiêu lợi nhuận.
Khắc phục những vấn đề nêu trên, Việt Nam tiếp tục học hỏi kinh nghiệm quốc tế như các nước trong khối OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), bằng việc đẩy mạnh sử dụng chính sách công nghiệp để khuyến khích doanh nhân cam kết thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và cung cấp các thông tin dễ tiếp cận hơn về khung pháp lý cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đưa ra chế độ tuân thủ bắt buộc, yêu cầu doanh nghiệp báo cáo thông tin về kết quả tác động của hoạt động kinh doanh đến môi trường, xã hội.
Đồng thời, thực hiện các chính sách hỗ trợ, cho vay hoặc đầu tư vốn cổ phần nhằm hỗ trợ chung cho các sáng kiến bền vững của doanh nghiệp và giúp công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ có định hướng rõ ràng trong việc thực hiện SDGs.
- OKR, KPI, hay BSC?– Startup cần cẩn trọng với việc chọn các mô hình quản trị mục tiêu (21/09/2020)
- Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu và Sở Khoa học và Công nghệ (02/09/2020)
- Sử dụng công nghệ in 3D sinh học để điều trị tổn thương thành dạ dày (01/09/2020)
- Nâng tầm giá trị nông sản từ truy xuất nguồn gốc (03/08/2020)
- Sản xuất thịt gà nhờ công nghệ in 3D (20/07/2020)
- Tập huấn kỹ thuật khai thác lỗ hổng bảo mật và cách phòng chống (17/07/2020)
- Tạo năng lượng mới cho hệ sinh thái khởi nghiệp (26/06/2020)
- Hội đồng nghiệm thu đề tài “Xây dựng chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” (20/06/2020)
- Sản xuất thành công loại gel đặc biệt có thể chữa lành mọi vết thương (15/06/2020)
- 4 cuốn sách giúp doanh nghiệp đột phá về ứng dụng công nghệ và xây dựng mô hình kinh doanh mới thời 4.0 (26/04/2020)
|