Theo Lãnh đạo Deloitte Việt Nam, “cơm áo gạo tiền”, nguồn lực tài chính và yêu cầu chuyển dịch lực lượng lao động là ba thách thức với doanh nghiệp khi chuyển đổi xanh.
* TS Cấn Văn Lực: Cần sớm có khung pháp lý cho mô hình kinh tế mới
Năm 2024, Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu thực thi chính sách “biên giới carbon”. Theo đó, cơ chế điều chỉnh carbon thúc đẩy các nước khác cập nhật mục tiêu khí hậu. Đây là cách EU khuyến khích các doanh nghiệp bên ngoài châu Âu giảm thải. Họ có thể xuất khẩu vào châu Âu nhưng phải đáp ứng các điều kiện tương tự như điều kiện mà các doanh nghiệp châu Âu phải tuân thủ trong suốt 15 năm qua. Ai gây ô nhiễm, người đó phải trả tiền, nếu muốn bán sản phẩm vào châu Âu thì phải trả phần chênh lệch ô nhiễm khi qua biên giới.
Sau EU, nhiều thị trường khác cũng sẽ ban hành các chính sách khắt khe về tiêu chuẩn xanh và phát triển bền vững.
Một sân chơi lớn không có cơ chế riêng cho từng chủ thể. Tất cả đều phải đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn chung. Đây được xem là áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng đồng thời được nhìn nhận sẽ tạo động lực chuyển đổi và qua đó thúc đẩy tăng trưởng bền vững hơn.
Theo ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, chuyển đổi xanh hiện nay là bắt buộc, nếu Việt Nam không nhanh chóng hành động sẽ bị loại khỏi cuộc chơi toàn cầu. Các chuyên gia đều nhất trí với nhận định này.
Bởi lẽ, những động lực tăng trưởng truyền thống đặc biệt là tiêu dùng trong nước, đầu tư công và quá trình đổi mới đảm bảo tính đồng bộ về thể chế và môi trường pháp lý sẽ tiếp tục giúp Việt Nam giữ ổn định trong giai đoạn khó khăn khi tổng cầu thế giới tiếp tục suy giảm. Tuy nhiên, Việt Nam đã chọn mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, do đó, các xu hướng mới, quy định mới và tiêu chuẩn mới của các thị trường, buộc hàng hóa từ Việt Nam phải đáp ứng.
Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Thinh, Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam cũng cho rằng, những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là tiền đề quan trọng để Việt Nam thực thi chuyển đổi xanh.
* Động lực tăng trưởng mới cho kinh tế năm 2024
Tuy nhiên, ông Thinh cho rằng quan sát trong những năm qua thì Việt Nam đã thảo luận rất nhiều về chuyển đổi xanh nhưng hành động còn ít.
“Có thể chúng ta còn áp lực về cơm áo gạo tiền hằng ngày. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp thường phải lo tìm kiếm lợi nhuận, tối ưu lợi nhuận trước đã”, ông Thinh nói về trở ngại đầu tiên của quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cùng hành động tích cực hơn để chuyển đổi xanh.
Thách thức thứ hai đang đặt ra là vấn đề nguồn lực tài chính. Ông Thinh cho biết đa số doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ không có đủ nguồn lực để chuyển đổi xanh và bền vững.
Thách thức thứ ba là chuyển dịch lực lượng lao động. Ông Thinh chia sẻ kết quả nghiên cứu của Deloitte toàn cầu cho thấy khoảng 800 ngàn lao động trên toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi tất cả những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi xanh cũng tạo ra khoảng 300 việc làm mới trên toàn cầu. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chuyển dịch này.
“Như vậy, bài toán đối với Việt Nam khi tiến hành chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là cần lực lượng lao động có tay nghề cao. Đây là thách thức lớn đối với nền kinh tế”, ông Thinh nhấn mạnh.
- AI SẼ DẪN ĐẦU TRONG CUỘC ĐUA THU LỢI NHUẬN TỪ CÁC NỀN TẢNG GENERATIVE AI? (28/03/2023)
- 7 Mô hình kinh doanh khởi nghiệp bạn nên biết (18/03/2023)
- 8 CÁCH ĐỂ ĐƯA RA MỘT Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP (15/01/2023)
- Mỗi startup Việt nhận đầu tư trung bình 1,15 triệu USD (12/01/2023)
- Để trở thành một nhà khởi nghiệp cần những gì (30/11/2022)
- Làm thế nào để chia cổ phần giữa các đồng sáng lập (30/11/2022)
- Làm thế nào để tìm ra những người dùng đầu tiên cho sản phẩm bạn (29/11/2022)
- Làm thế nào để có bài thuyết trình khởi nghiệp cho startup giai đoạn sớm hiệu quả (23/11/2022)
- Làm thế nào để bảo vệ Thương hiệu của bạn (22/11/2022)
- Năm cách để kiểm tra ý tưởng kinh doanh có phù hợp với Thị trường (17/11/2022)
|