Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Tham luận tại hội thảo, ông Phạm Ngọc Thạch, Phó Trưởng Ban Pháp chế VCCI nhận định, vùng Đông Nam bộ là đầu tàu kinh tế, trung tâm công nghiệp, cảng biển, hàng không và logistics lớn cả nước. Hầu hết các địa phương trong khu vực đều có tỷ lệ đóng góp ngân sách cao và đang có xu hướng tăng trở lại.
Về Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI, Đông Nam bộ đứng thứ 2 cả nước, trong đó, đứng đầu ở các chỉ số như hỗ trợ DN; môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm nghẽn cần tháo gỡ như tiếp cận đất đai; đăng ký đầu tư kinh doanh có điều kiện…
Từ đó, ông Thạch đưa ra một số khuyến nghị để các địa phương trong vùng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh như: Nâng cao năng lực phản ứng và chất lượng thực thi chính sách, pháp luật, nhất là xử lý các vấn đề mới phát sinh của Luật Đất đai 2024. Tập trung hỗ trợ ở các lĩnh vực mà nhiều DN còn thấy phiền hà như đất đai, thuế, môi trường, phòng cháy, bảo hiểm xã hội; tiếp cận tín dụng, tìm kiếm khách hàng…
Còn theo ông Trương Tuấn Vũ, Phó Giám đốc Sở KH-ĐT, Bà Rịa-Vũng Tàu thu hút đầu tư, nhưng phải có chọn lọc. “Các sở, ngành chuyên môn luôn tham mưu UBND tỉnh thẩm định kỹ về công nghệ trước khi quyết định chủ trương đầu tư. Các dự án vào tỉnh phải hiện đại, có giá trị gia tăng cao, không thâm dụng môi trường. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng trong phát triển xanh của Bà Rịa-Vũng Tàu”, ông Vũ khẳng định.
Kinh tế xanh là xu hướng tất yếu
Còn theo PGS. TS Bùi Quang Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong thu hút đầu tư, kinh tế xanh đặc biệt được quan tâm và là xu hướng tất yếu. Trong đó, Kinh tế xanh bao hàm tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế biển xanh, kinh tế số… “Kinh tế xanh là mục tiêu dài hạn, đích tới của phát triển bền vững, dựa vào tăng trưởng xanh gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu”, PGS. TS Bùi Quang Tuấn giải thích thêm.
Tại hội thảo, đại diện các địa phương trong vùng Đông Nam bộ và các vùng kinh tế khác đã thảo luận, chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh. Các ý kiến đều thống nhất, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu.
Về vài trò của nhân tố vùng trong tăng trưởng, TS. Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, cần hoàn thiện cơ chế khuyến khích trọng điểm vào các ngành nghề mà vùng có lợi thế so sánh, từ đó đẩy mạnh thu hút các nguồn lực có chất lượng gắn với khai thác lợi thế so sánh đặc thù của địa phương, của vùng.
Ông Hiệp cho rằng: “Mỗi vùng cần tập trung xây dựng có trọng điểm một số cảng biển cấp quốc gia quy mô lớn, một vài “siêu cảng” đủ sức đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa cho cả vùng, tiểu vùng”.
Còn với Đông Nam bộ, các địa phương cần chú ý liên kết vùng trong thu hút đầu tư, phát triển du lịch. Loại bỏ suy nghĩ tăng trưởng bằng mọi giá, thu hút đầu tư bằng mọi giá…
- Khởi nghiệp: Rất ít người có thể đứng trên đỉnh kim tự tháp (28/10/2019)
- Đề án 844 nhận giải thưởng Én Xanh 2019 trong xây dựng chính sách và chương trình hỗ trợ khởi nghiệp (28/10/2019)
- Những yếu tố tác động giá trị startup khi chưa có doanh thu (28/10/2019)
- Doanh nghiệp công nghệ lỗ vẫn được rót hàng tỷ USD, vì sao? (28/10/2019)
- Startup Hàn Quốc có nhiều cơ hội phát triển tại thị trường Việt Nam (26/10/2019)
- Quỹ doanh nghiệp – Mắt xích còn thiếu của hệ sinh thái khởi nghiệp (25/10/2019)
- 5 chức danh công việc trong Startup (25/10/2019)
- Làm một việc nhỏ thật lớn (25/10/2019)
- Kết nối startup vùng Đồng bằng sông Cửu Long với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (25/10/2019)
- Những startup “thay da đổi thịt” sau mỗi mùa WHISE (24/10/2019)
|