Thực tế đó không phải là khởi nghiệp mà chỉ là đang đầu tư vào một lĩnh vực quen thuộc, mở quán cà phê hay quán ăn để làm chủ (quán). Chân lý anh bạn ấy tự rút ra sau khi thất bại và thừa nhận rằng bản thân đã ngộ nhận trước đó.
Chẳng có chút kinh nghiệm pha chế nào, mọi thứ lệ thuộc gần như toàn bộ vào các bạn barista được trả lương 25.000 đồng/giờ. Rồi tiền thuê mặt bằng 15 triệu đồng/tháng, bảo vệ kiêm giữ xe thêm 6 triệu đồng/tháng nữa cộng các khoản điện nước, Internet, phí bỏ rác…, vị chi mỗi tháng ngốn 30 – 35 triệu đồng mới có thể vận hành một quán cà phê nho nhỏ.
Coi như cứ mở mắt ra không biết quán đắt ế thế nào thì ngày đó cũng hết 1 triệu đồng chi phí duy trì quán hoạt động. Bạn kể nhiều hôm méo mặt khi phải cân đo đong đếm từng khoản để “nuôi” quán.
Rồi bạn mở cho xem một nhóm “chủ quán cà phê” có cả nghìn thành viên. Không ít người nhận là chủ quán vào đó than kiểu “Chủ khổ hơn nhân viên. Nhân viên mỗi ngày đến làm xong về ngủ khỏe re, còn mình bị con số doanh thu tấn công vào cả giấc ngủ. Nửa đêm giật mình, mơ màng thấy mình đang dắt xe cho khách giữa cái nắng kinh hoàng của Sài Gòn”.
Bạn nói không chỉ một vài mà kha khá chủ quán cà phê đều rơi vào tình cảnh đó sau chừng nửa năm hào hứng khai trương, vận hành. Mong làm chủ, nghĩ kinh doanh cà phê dễ có lãi, chưa kể cái ước mơ nhàn nhã ngồi ở quán chỉ đạo nhân viên pha cái này, dọn thứ kia còn mình chỉ lo tiếp khách quen thân, bạn bè tại quán cho thuận tiện. Hóa ra tất cả chỉ là những tưởng tượng ban đầu mà hầu như bạn trẻ nào muốn khởi nghiệp từ quán cà phê đều ít nhiều sẽ gặp.
Trải nghiệm thất bại và đóng cửa, anh bạn tôi nói vui đó là “tạo nghiệp”, chuốc sự mệt mỏi cho mình thì đúng hơn bởi không nhiều người thành công với cách khởi nghiệp ấy. Đơn giản vì dự án bắt đầu khá vội vàng, không có bất kỳ kinh nghiệm nào cả.
Còn chưa lường trước chuyện nhân viên thời vụ, vui làm buồn nghỉ chứ có hợp đồng gì đâu mà ràng buộc. Cả những bạn làm khá ổn đôi khi nghỉ ngang với lý do thật kinh dị như nhà có việc gấp không kịp báo, hay mới chia tay người yêu không có tâm trạng đi làm xin nghỉ bữa. Mà quán nhỏ làm gì có đông nhân viên để thay kịp thời khiến chủ quán chới với.
Nên khởi nghiệp hay bỏ phố về rừng hay tìm cơ hội mới gì đó cho bản thân cũng cần phải hết sức nghiêm túc. Không có bài học nào mà không phải trả giá. Bởi có dùng tiền tích cóp để khởi nghiệp cũng là đồng tiền mồ hôi nước mắt. Tính toán cụ thể, chuẩn bị kỹ lưỡng chứ không phải chỉ vì quá đam mê, quá thích nên nhắm mắt làm liều. Mà làm liều thì “tiêu” có ngày, thế thôi!
- SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP CẦN NHỮNG GÌ? (15/07/2023)
- Khởi nghiệp thất bại: Nhiều startup phải đóng cửa và phá sản vào cuối năm 2023 (13/06/2023)
- Apna là startup nào mà thành Unicorn chỉ sau 21 tháng dù chưa có doanh thu? (08/05/2023)
- Thông báo địa điểm làm việc của Văn phòng Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (13/04/2023)
- Đừng nghĩ khởi nghiệp quá lớn lao, hãy bắt đầu với những điều nhỏ bé (05/04/2023)
- AI SẼ DẪN ĐẦU TRONG CUỘC ĐUA THU LỢI NHUẬN TỪ CÁC NỀN TẢNG GENERATIVE AI? (28/03/2023)
- 7 Mô hình kinh doanh khởi nghiệp bạn nên biết (18/03/2023)
- 8 CÁCH ĐỂ ĐƯA RA MỘT Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP (15/01/2023)
- Mỗi startup Việt nhận đầu tư trung bình 1,15 triệu USD (12/01/2023)
- Để trở thành một nhà khởi nghiệp cần những gì (30/11/2022)
|