Những khó khăn mà các Startup thường gặp
Dưới đây, GoSELL sẽ liệt kê ra những khó khăn mà công ty startup thường gặp. Nếu bạn có ý định khởi nghiệp, hãy cân nhắc xem khả năng mình có vượt qua được những khó khăn này không nhé.
Cạnh tranh về nguồn vốn đầu tư
Các doanh nghiệp startup ngày nay hoạt động dựa trên cơ sở tích lũy nguồn vốn đầu tư từ các đơn vị đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, số doanh nghiệp startup có nhu cầu gọi vốn đầu tư lại nhiều hơn các nhà đầu tư. Điều này đã tạo nên sự cạnh tranh lớn và khắc nghiệt cho các công ty startup trong nhiều lĩnh vực.
Về phương diện nhà đầu tư, họ cần đảm bảo số tiền đầu tư của mình luôn sinh lời khi rót vào các công ty startup. Điều này đặt ra vấn đề đối với các công ty mới thành lập đó là phải thu hút khách hàng, bán được nhiều hàng để giữ chân nhà đầu tư.
Tại Việt Nam, các nhà đầu tư thường chỉ đầu tư vào các startup đã có chỗ đứng nhất định. Các startup này đã được một số khách hàng biết đến, thương hiệu đã xây dựng thành công gần như 50% và có nhiều tiềm năng khai thác hơn là các doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu từ con số 0.
Vì vậy, để thu hút được các nhà đầu tư, các công ty, doanh nghiệp mới luôn phải nỗ lực đầu tư cho các hoạt động tiếp thị, dịch vụ, sản phẩm của mình để đạt chất lượng tốt nhất.
Khó tìm kiếm nguồn nhân sự chất lượng
Các ứng cử viên giỏi khi tìm kiếm công việc thường đặt ra các tiêu chí khắt khe về chính sách đãi ngộ, nội dung công việc cũng như mức lương bổng hợp lý. Trong khi đó, với các công ty khởi nghiệp thường khó đáp ứng được yêu cầu từ ứng viên vì thế mà khó có sự đồng hành của những nhân sự chất lượng. Hoặc nếu có thì công ty cũng phải chi trả một chi phí, mức lương khá lớn để giữ chân đội ngũ này.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay thay vì tìm kiếm nguồn nhân sự chất lượng thì chỉ tuyển chọn các bạn sinh viên thực tập, sinh viên mới ra trường. Mặc dù tiết kiệm chi phí, song về chất lượng thì không mấy đảm bảo. Chưa kể, đội ngũ nhân viên này thường không có sự ổn định, lâu dài. Sinh viên sẽ ngưng cộng tác sau khi thực tập, những bạn mới ra trường sẽ nghỉ việc sau vài tháng cho đến một năm học hỏi kinh nghiệm.
Thiếu kiến thức và kinh nghiệm
Khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn chắc chắn sẽ phải trang bị những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, một vấn đề hay gặp phải ở các startup Việt là không cập nhật đầy đủ kiến thức.
Ví dụ, bạn triển khai một công ty chuyên về thiết kế web hoặc các lĩnh vực về công nghệ thông tin, bạn sẽ luôn phải cập nhật những xu hướng thiết kế mới nhất, các công nghệ phát triển tối ưu nhất. Nếu doanh nghiệp chỉ đi theo các đường lối cũ thì rất khó có thể thành công và cạnh tranh được với các đối thủ khác trong cùng lĩnh vực.
Những người khởi nghiệp thường được khuyên nên tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc hướng dẫn từ những mentor có kinh nghiệm. Đây sẽ là cách bạn khỏa lấp được khoảng trống về kiến thức và kinh nghiệm.
Độ tuổi khởi nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng cho thấy kinh nghiệm của bạn. Hẳn bạn biết về câu chuyện của thương hiệu KFC – “ông hoàng gà rán” khởi nghiệp khi đã ở độ tuổi 60. Mời bạn xem thêm 3 điều rút ra từ KFC để biết được cách mà thương hiệu này khởi nghiệp thành công nhé.
Áp lực thời gian
Các nhà đầu tư thường muốn doanh nghiệp nhanh chóng tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, áp lực về thời gian là vô cùng lớn cho các doanh nghiệp startup. Áp lực có thể dẫn đến những quyết định thiếu chính xác bởi bạn phải đưa nó trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
Chưa kể, khi mở công ty, thời gian chuẩn bị càng dài nhưng không thu về lợi nhuận sẽ làm cho con số lỗ vốn càng lớn. Nếu liên tục phải bù đắp hao hụt, tổn thất, doanh nghiệp khó mà có thể cầm cự. Nhiều công ty startup hiện nay luôn đặt mục tiêu thu lợi nhuận trong vòng 2 – 3 tháng sau khi hoạt động.
Vì vậy, là một nhà lãnh đạo, bạn cần biết cách sử dụng thời gian khoa học, tập trung hoàn thiện một công việc, một mục đích cụ thể. Nên nhớ, thời gian chính là tiền bạc trong kinh doanh. Thời gian chính là một thách thức lớn đối với các bạn trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp, xây dựng công ty riêng.
Khả năng ra quyết định
Một người chủ doanh nghiệp phải đưa ta hàng trăm quyết định mỗi ngày từ nhỏ tới lớn. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì phải liên tục đưa ra quyết định, nhất là khi những quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Do vậy, nếu bạn đã và đang có ý định triển khai một mô hình kinh doanh startup mới, bạn nên chuẩn bị tinh thần trước cho việc mình sẽ phải quyết định khá nhiều thứ, phải làm thế nào để đưa ra quyết định đúng hay rủi ro và cách giải quyết các quyết định sai…
Mặc dù đối mặc với nhiều khó khăn, tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp startup từng bước một vượt qua những khó khăn, thách thức và giành được vị trí nhất định trên thị trường, trở thành một trong các doanh nghiệp mới tiềm năng trong lĩnh vực riêng của họ.
- Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (22/06/2022)
- Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh BR-VT giai đoạn 2021-2025 (29/12/2021)
- THÔNG BÁO Về Vòng Chung kết Cuộc thi Đổi mới sáng tạo ngành khai thác và chế biến hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021 (03/12/2021)
- Hội nghị trực tuyến Các giải pháp ứng dụng công nghệ về chuyển đổi số trong khai thác và chế biến thủy sản (28/10/2021)
- WB hỗ trợ 600 doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (22/07/2021)
- Hướng dẫn Nghiệp vụ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục vụ hồi sản xuất. (17/07/2021)
- Triển khai thực hiện Thông tư Số 07/2020/TT-BKHCN ngày 11/12/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ (21/01/2021)
- Xét duyệt đề án của các doanh nghiệp tham gia Chương trình KH&CN Hỗ trợ doanh nghiệp đợt 10 năm 2020 (24/12/2020)
- Khẩu trang được làm từ tấm màng nano polymer siêu mỏng (23/12/2020)
- AI và Robot có tiềm năng lớn trong lĩnh vực y tế của Việt Nam (23/12/2020)
|