“Cách đây nhiều năm, khi tham gia một hội thảo về khởi nghiệp
dành cho hàng nghìn sinh viên, tôi nhận ra ở Việt Nam có một làn sóng khởi nghiệp
vô cùng mạnh mẽ. Ai cũng muốn khởi nghiệp và làm startup. Khi Thanh hỏi tại
sao, thì tất cả đều trả lời “startup để làm giàu và có nhiều tiền” , đại diện
Success Academy chia sẻ.
Song thực tế, tỷ lệ startup thành công luôn chỉ có 3-5%. Vì sao vậy? Theo các chuyên gia, do các em sinh viên ở Việt Nam khi ra trường còn yếu kỹ năng mềm để thích ứng và phát huy được tiềm năng khi ra với thế giới bên ngoài. Đó cũng là lý do các bên muốn đưa được mô hình đào tạo Success Academy từ SUSS bên cạnh nền tảng kỹ năng khởi nghiệp thì quan trọng hơn là thay đổi tư duy và giáo dục giá trị cốt lỗi cho các em thành công là như thế nào.
Cho tới nay, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh gặp không ít khó khăn trong gọi vốn để mở rộng quy mô, đặc biệt là gọi vốn thông qua mua bán và sáp nhập (M&A).
Sau năm bùng nổ 2021 (đạt gần 1,54 tỷ USD), vốn đầu tư vào startup Việt Nam bắt đầu có sự sụt giảm mạnh trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023. Theo báo cáo đổi mới và đầu tư công nghệ 2023 do Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures công bố mới đây, vốn đầu tư vào startup Việt Nam năm 2022 đạt 634 triệu USD, giảm 56% so với năm trước. Còn trong 6 tháng đầu năm nay, theo một số thống kê, số vốn chỉ dao động từ 350-400 triệu USD.
Không chỉ tình hình kinh tế khó khăn, việc siết về hiệu suất kinh doanh cũng là nguyên nhân khiến vốn đổ vào startup Việt giảm.
Nhiều quan điểm cho rằng, khi các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển đến giai đoạn tăng trưởng thì việc mở rộng quy mô là tất yếu. Tuy nhiên, những hạn chế và thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp khởi nghiệp là thiếu nguồn lực cho phát triển và thiếu định hướng chiến lược.
Trở lại với mô hình đạo tạo kỹ năng khởi nghiệp Success Academy, đối tượng là các em sinh viên từ 16-18 tuổi. Chương trình đào tạo hai lộ trình: Thành công cá nhân và Thành công chuyên nghiệp. Học viện sẽ đóng vai trò là cầu nối và đường băng để các học viên có cơ hội mở rộng, nâng cao hành trình học tập chéo (cross-learning) và khởi nghiệp cùng với sinh viên tại trường Đại học danh tiếng tại Singapore. Các học viên sẽ được tham gia vào các chương trình đa dạng, như các khóa học trải nghiệm, trao đổi sinh viên và thực tập để tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn.
Một dự án khởi đầu quan trọng là Chương trình Khởi Nghiệp Tác Động - Impact Startup Challenge (ISC) cung cấp cơ hội cho sinh viên từ Singapore và Việt Nam cùng học tập, trải nghiệm hệ sinh thái khởi nghiệp và cùng làm việc để tạo ra ý tưởng khởi nghiệp, thử nghiệm và điều chỉnh các sáng kiến của các bạn trong môi trường thực tế. Chương trình ISC Tp.HCM sẽ được khởi động vào tháng 7/2024, phối hợp cùng Đại học Văn Lang, với chủ đề về sự phát triển bền vững.
- Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (22/06/2022)
- Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh BR-VT giai đoạn 2021-2025 (29/12/2021)
- THÔNG BÁO Về Vòng Chung kết Cuộc thi Đổi mới sáng tạo ngành khai thác và chế biến hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021 (03/12/2021)
- Hội nghị trực tuyến Các giải pháp ứng dụng công nghệ về chuyển đổi số trong khai thác và chế biến thủy sản (28/10/2021)
- WB hỗ trợ 600 doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (22/07/2021)
- Hướng dẫn Nghiệp vụ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục vụ hồi sản xuất. (17/07/2021)
- Triển khai thực hiện Thông tư Số 07/2020/TT-BKHCN ngày 11/12/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ (21/01/2021)
- Xét duyệt đề án của các doanh nghiệp tham gia Chương trình KH&CN Hỗ trợ doanh nghiệp đợt 10 năm 2020 (24/12/2020)
- Khẩu trang được làm từ tấm màng nano polymer siêu mỏng (23/12/2020)
- AI và Robot có tiềm năng lớn trong lĩnh vực y tế của Việt Nam (23/12/2020)
|