Ông Trương Gia Bình, chủ tịch VIDA. Ảnh: VIDA
Tại sự kiện “Khởi nghiệp nông nghiệp trong thời kì mới: Trong nguy có cơ” hôm 29/10 ở Hà Nội, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT đã bàn về khâu gọi vốn cũng như nguy cơ pháp lí trong startup nông nghiệp. Ông Bình là Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam.
“Chúng ta có rất nhiều cách huy động vốn, nhưng cách hợp lí nhất trong nông nghiệp gọi vốn cộng đồng – crowdfunding. Đây là cách mỗi người góp một ít tiền, giúp nhà sáng lập đủ vốn để khởi nghiệp”, chủ tịch VIDA phát biểu.
Ông Bình cho rằng các quĩ đầu tư quốc tế thường có đòi hỏi khá cao, dù luôn đánh giá Việt Nam là thị trường khởi nghiệp tiềm năng.
Bên cạnh đó, các startup thời gian đầu còn có thể gặp khó khăn về khung pháp lí. Các startup thường đưa ra thị trường các sản phẩm mới, chưa được đăng kí.
Để lấy ví dụ, Chủ tịch VIDA nói về một startup bán phân nano, nhưng không cách nào bán ra thị trường một cách chính thức. Ông cũng cho rằng các sản phẩm khởi nghiệp đều vướng vấn đề chung như vậy: Khó đưa sản phẩm ra thị trường khi gặp vấn đề pháp lí.
Trong khi đó, ông Trần Đức An, TGĐ Cty Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông cũng tiết lộ những khó khăn trong việc vay vốn khởi nghiệp. Là một startup mới, ông cho biết công ty có hai sổ khi báo cáo về tình hình tài chính. Chính vì thế khi vay một lượng tiền lớn, các ngân hàng thường không đáp ứng.
“Bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng mất một năm, hai năm mới có kết quả. Đôi khi doanh nghiệp đặt những cái tên rất hay, nhưng lại không đươc bảo hộ”, ông An nói.
Một khó khăn nữa trong khởi nghiệp nông nghiệp là thiếu thông tin. Ông Nguyễn Hữu Duy, Giám đốc Cty CP Sâm và dược liệu Măng Đen cho rằng một startup không đủ nguồn lực để làm nghiên cứu thị trương mới nhất. Những báo cáo từ năm 2015, 2016 gần như không có giá trị ở thời điểm hiện tại.
Giải đáp vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tùng, giám đốc Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cho rằng nguồn thông tin rất nhiều, nhưng cần phải xem lại cách tiếp cận thông tin.
“Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp không thể phân lọc trước, bởi mỗi startup sẽ có nội hàm thông tin riêng. Mỗi ngày, chúng ta có tới hàng nghìn dự án khởi nghiệp với 1001 ý tưởng khác nhau”, ông Tùng chia sẻ.
Đây cũng là lí do mà các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp chưa thể cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và nhanh nhất đến các startup. Ông Tùng nói sự chủ động của các startup là yếu tố quan trọng, để họ có thể tìm đến những người tư vấn và tiếp cận vấn đè một cách chính xác nhất.
- Tương lai của ngành Tài chính: Vay tiền nhanh hơn cả cắt tóc (19/11/2019)
- 4 sinh viên Trung Quốc tạo dựng nên startup “kì lân công nghệ” chỉ sau 3 năm (19/11/2019)
- Tạo ra virus tiêu diệt mọi loại tế bào ung thư (19/11/2019)
- Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup có founder là nữ tăng gấp đôi so với năm 2018 (19/11/2019)
- Chọn bạn khởi nghiệp (19/11/2019)
- Muốn làm nông thành công, hãy bắt đầu từ công việc nhỏ nhất (18/11/2019)
- Hội thảo về Đề án Trung tâm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tỉnh BR-VT (18/11/2019)
- Những chú “kỳ lân” từ Techfest (18/11/2019)
- Startup Lozi: gọi vốn lần 2 thành công nhờ sự khác biệt (12/11/2019)
- Sinh viên Israel nghiên cứu và sản xuất loại mật không cần ong (11/11/2019)
|