Chúng ta đang tiến vào giai đoạn chưa có tiền lệ. Dịch Covid-19 chắc chắn sẽ trở thành nội dung được đề cập đến trong các cuốn sách lịch sử trong tương lai là cuộc khủng hoảng đắt đỏ nhất nhân loại từng đối mặt. Nhiều người cho rằng nhân loại đã phải trả một cái giá đắt hơn nhiều trong hai cuộc chiến tranh thế giới nhưng hãy nhớ dịch bệnh lần này vẫn chưa kết thúc.
Đúng vậy, chúng ta đang phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ trong số những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất.
Với tư cách là người theo thuyết vị lai, tôi coi mình là “quan sát viên” đầy mẫn cán, phân tích các xu hướng được hình thành và nghiên cứu những biến chuyển vô cùng quan trọng giữa thời loạn lạc.
Tôi theo dõi những thông tin về Covid-19 kể từ khi dịch bệnh có dấu hiệu bắt đầu lan rộng ra toàn cầu, khi giới chức y tế tại nhiều quốc gia mới chỉ áp dụng thưa thớt các biện pháp cách ly, cấm đi lại và không tụ tập đông người. Các chuỗi sự kiện, việc di chuyển, sản xuất và thương mại bị hủy bỏ hoặc gián đoạn tạo ra chuỗi hệ quả chúng ta không thể ngờ đến, Tôi không khẳng định tất cả những hệ quả đó là xấu, nhưng điều đó không có nghĩa rằng tất cả chúng đều mang ý nghĩa tích cực.
Trớ trêu thay, chúng ta lại khám phá ra rằng chúng ta chưa bao giờ kết nối chặt chẽ với nhau như ở thời điểm này, cho dù khoảng cách vật lý là lớn hơn so với trước.
Dưới đây là 19 xu hướng xã hội mà chúng ta đang trải qua giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19.
Cuộc khủng hoảng đắt đỏ nhất trong lịch sử
Chúng ta vẫn chưa thể tính toán hết được những thiệt hại của dịch bệnh lần này nhưng có một điều chắc chắn là thiệt hại sẽ không hề nhỏ. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu và có thể khiến cho rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.
1. Định hình lại cách thức chúng ta đối mặt với các khủng hoảng trong tương lai
Chúng ta bây giờ đã có cuốn cẩm nang mới về cách đương đầu với những dịch bệnh trong tương lai. Vấn đề là điều đó khó có thể dự đoán trước. 887.000 người chết vì bệnh viêm gan B, 773.000 người chết vì bệnh sốt rét và 450.000 người mất mạng vì virus rota mỗi năm nhưng những virus mới có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, gây sự hoảng loạn cho người dân toàn thế giới.
2. ‘Tái cài đặt’ lại thế giới
Chúng ta đang ở trong giai đoạn “tạm dừng” trong quá trình “tái cài đặt” cuộc sống của loài người trên Trái đất. Những ấn ý nằm sâu trong từ “tái cài đặt” có thể sẽ được cảm nhận thấy trong nhiều năm tới, khi mà con người bắt đầu đặt ra câu hỏi “điều gì đã thay đổi, và điều gì thì không?”.
3. Hệ quả kinh tế sẽ lớn hơn cả dịch bệnh
Dịch bệnh Covid-19 lây lan nhanh hơn trên lĩnh vực kinh tế hơn là trên danh nghĩa y tế thông thường. Những hệ quả mang lại cho nền kinh tế thậm chí có thể vượt qua những thống kê về những trường hợp mắc bệnh và tử vong. Phá sản, vô gia cư, tự vẫn, trộm cắp, và các hành động vi phạm pháp luật sẽ tăng vọt.
Chi tiêu của người này sẽ là thu nhập của người kia. Đó là cách nền kinh tế vận hành. Hiệu ứng domino sẽ là điều khó có thể tránh khỏi. Một quốc gia bị ảnh hưởng, sẽ gián tiếp tác động tiêu cực lên các quốc gia khác.
4. Bắt tay là biểu hiện của kẻ ngốc
Một trong những hình thức giao tiếp thông dụng nhất giờ đây lại được coi là điều cần phải hạn chế, nhất là trong thời điểm dịch bệnh đang bùng nổ như lúc này.
5. Gia tăng quyền lực
Nếu như bạn chưa để ý, “đôi cánh” tự do của chúng ta, với tư cách là những người công nhân và các các doanh nghiệp đã bị tạm thời buộc chặt. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân phải đóng cửa. Họ đang sử dụng sức mạnh quyền lực và sự kiểm soát nhiều hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử.
6. Làn sóng chuyển đổi nghề nghiệp lớn nhất trong lịch sử
Việc gián đoạn trong quá trình sản xuất và kinh doanh quả thực đã tạo ra một mớ bòng bong và số lượng người nghỉ việc ngày một tăng lên. Vài người trong số chúng ta cho rằng đây là cơ hội tốt để có thể thay đổi công việc hiện tại, nhiều người khác lại nghĩ rằng đây là thời điểm hợp lý để thực hiện giấc mơ khởi nghiệp.
Nhìn chung, các công ty ra đời khi mà nền kinh tế đang đi xuống lại có xu hướng tồn tại lâu hơn so với những công ty được thành lập trong thời kỳ kinh tế thịnh vượng. Tôi chắc chắn khi nghĩ rằng khoảng thời gian mọi người mất đi việc làm của mình, và sau đó là quá trình tái tuyển dụng từ các doanh nghiệp sẽ là quãng thời gian khác rất nhiều so với những gì đã xảy ra trong quá khứ.
7. Gặp khó với quy trình tuyển dụng
Trong bối cảnh các bộ phận nhân sự đang phình to nhanh chóng, cũng như vố số các đạo luật lao động mới đã được ban hành trong suốt một thập kỷ qua, phần lớn các doanh nghiệp sẽ cảm thấy e dè khi muốn đẩy nhanh quá trình tuyển dụng nhân sự. Khó khăn còn xuất hiện trong thời gian tới, khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục.
8. Tăng nhận thức về thế giới có nghĩa là chúng ta phải chơi theo luật chơi do ai đó đặt ra.
Trung Quốc đã tập trung mọi nguồn lực để chống lại dịch Covid-19 và họ đã xây dựng lên một chiến thuật mà các quốc gia khác có khả năng sẽ phải áp dụng. Nếu như virus này bắt nguồn ở Nhật Bản, Brazil hoặc Ấn Độ, chúng ta có thể đã có những cách tiếp cận hoàn toàn khác.
9. Bộ mặt y tế mới
Nếu như dịch hạch đã dẫn đến một cuộc cải cách lao động và sự phát triển vượt bậc trong ngành y dược ở thời kỳ Trung Cổ, thì dịch Covid-19 sẽ là nguồn cơn cho một loạt các cải tiến trong lĩnh vực y tế. Vẫn còn quá sớm để dự doán hệ thống y tế sẽ thay đổi như thế nào sau đại dịch, nhưng đây là một vấn đề mà tôi dành rất nhiều sự quan tâm.
10. Ngành công nghiệp hàng không thay đổi
Đối với các doanh nghiệp trụ được qua thời điểm khó khăn này, chi phí đi lại của họ có thể sẽ thấp hơn trong thời gian tới. Một khi các doanh nghiệp nhận ra rằng họ có thể “tồn tại” khi ngày càng có ít hơn những cuộc gặp mặt trực tiếp, mỗi khi bản dự thảo chi phí đi lại của bạn được trình lên, nó sẽ bị soi rất kỹ.
Hãy nhớ rằng, động cơ bán hàng những ứng dụng gặp mặt trực tuyến chủ yếu dựa trên nhu cầu tiết kiệm chi phí đi lại.
11. Giáo dục cũng có sẽ có sự thay đổi lớn
Chúng ta đã chứng kiến những lớp học trực tuyến được ứng dụng trên quy mô toàn cầu. Các giáo viên vốn không ủng hộ hình thức dạy học này trong quá khứ, giờ đây phải bắt buộc ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày vì họ không có sự lựa chọn nào khác.
12. Giáo dục trực tuyến không phải là điều gì xa lạ.
Những chương trình như Khan Academy đã ra đời từ hơn một thập kỷ về trước. Nhưng phải mất bao lâu để chúng ta chuyển đổi hình thức giáo dục từ việc học trên lớp học thông thường tới việc học thông qua các thiết bị công nghệ? Như Peter Diamandis muốn chia sẻ đây sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời để số hóa, dân chủ hóa nền giáo dục.
13. Ngành bán lẻ chuyển mình
Các chuỗi bán lẻ lớn như Walmart, Target và Costco trở thành tâm điểm của sự hoảng loạn khi người dân “vét sạch” những kệ hàng trong các siêu thị của họ. Thế nhưng, trong tương lai, các cửa hàng bán lẻ truyền thống có thể sẽ vấp phải muôn vàn khó khăn trong cuộc đua cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.
14. Dịch vụ giao hàng ‘lên ngôi’
Vài tuần lễ qua là quãng thời gian có thể nói là “thừa thãi” để một người có thể làm quen với một số ứng dụng giao hàng mới. Các công ty như DoorDash, Grubhub, Instacart, và Uber Eats đang khá bận rộn với những đơn hàng. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên giao hàng cũng là rất lớn. Ngành công nghiệp này là một trong những điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh có hàng nghìn doanh nghiệp đóng cửa, hàng nghìn người đã mất đi việc làm.
15. Sự thay đổi trong các nội dung chương trình
Từ giờ, mọi bộ phim của Hollywood và các chương trình truyền hình sẽ được chia làm hai nhóm chính: trước và sau đại dịch Covid-19. Những cái bắt tay, những cái ôm, những cuộc gặp mặt trực tiếp sẽ không còn xuất hiện nhiều nữa. Thay vào đó là hành động rửa tay, đeo khẩu trang và hình ảnh mọi người săn lùng từng cuộn giấy vệ sinh.
Từ ngữ chúng ta sử dụng cũng có sẽ có nhiều thay đổi. Chúng ta sẽ quen với việc suốt ngày phải nghe những cụm từ như “giữ khoảng cách với mọi người”, “tự cách ly” và “hãy ở yên một chỗ”.
16. Thời đại của sự thích ứng và linh hoạt.
Chúng ta cần mãi dũa những kỹ năng có liên quan đến khả năng thích ứng và sự linh hoat. Đây là những thứ không dễ để dạy cũng như học được. Các nhà tuyển dụng trong tương lai sẽ ưu tiên những kỹ năng này trong quá trình tuyển dụng.
17. Bùng nổ dân số
Hãy chuẩn bị bản thân cho một cuộc bùng nổ về số lượng trẻ em trong thời gian tới. Nhiều người trong số chúng ta tự hỏi rằng liệu chúng ta sẽ gọi chúng bằng tên gì, sau Thế hệ Z. Rõ ràng, chúng có thể được gọi với cái tên Thế hệ corona.
18. Khủng hoảng cô đơn
Những người bạn ảo chắc chắn sẽ không thể thay thế cho những con người bằng xương, bằng thịt. Trong khi việc áp dụng các biện pháp cách ly xã hội là cần thiết để có thể ngăn chặn virus Covid-19, hình thức này cũng sẽ góp phần gây ra cái gọi là “khủng hoảng xã hội” bởi những mối quan hệ xã hội sẽ sụp đổ, gây ảnh hưởng lớn đến một bộ phân dân chúng vốn dễ bị tổn thương khi họ bị bỏ rơi đối mặt với sự cô đơn.
Người cao tuổi sẽ là những người mong manh nhất khi phải đối mặt với sự cô đơn, trong bối cảnh trung tâm kiểm soát dịch bệnh đang yêu cầu những người cao tuổi phải tuyệt đối không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài trong những ngày này. Một tuần sống trong cô độc có thể khiến cho hệ thống cơ bắp trong cơ thể con người bị teo đi và nhiều người sẽ không còn cảm thấy bản thân mình khỏe mạnh và nhanh nhẹn như trước đó nữa.
19. Những hệ quả không ngờ tới của Covid-19 sẽ đi vào lịch sử
Chúng ta đang tiến vào một giai đoạn đổi mới trong lịch sử loài người, khi con người có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, đánh giá và đưa ra những ý tưởng mới. Hàng triệu những doanh nghiệp mới, hàng triệu những sản phẩm mới và hàng triệu những dịch vụ mới sẽ xuất hiện.
Đối với những ai không thể thích ứng với một cuộc sống mới, sự đình trệ gây ra do dịch bệnh Covid-19 có thể là khởi đầu cho những vấn đề như bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, tự tử, nghiện hút, lạm dùng đồ uống có cồn… Chúng ta cũng sẽ có thể chứng kiến những cuộc biểu tình, bạo loạn, đánh nhau, nhưng mọi thứ không nhất thiết phải diễn ra theo hướng đó.
Đại dịch Covid-19 cũng mang lại 19 điều tích cực và những cơ hội mới.
Hãy hít thở thật sâu. Đừng thở dài. Làm đi làm lại điều đó, khoảng 200 lần.
Đây là một cơ hội hiếm có. Chúng ta đều có cơ hội ngang bằng nhau. Cả thế giới đang chững tại, do đó đừng lãng phí thời gian nghĩ về những điều bạn không thể làm được. Thay vào đó, hãy nghĩ cuộc sống của bạn giống như một tấm bảng trắng, và tưởng tượng ra cách mà bạn có thể viết lên một cuộc sống mới của riêng mình, điều mà bạn hằng mong muốn.
Không làm gì cả. Hãy tưởng tượng cuộc sống sẽ như thế nào nếu như bạn không có gì để làm?
Hãy ngủ một giấc thật sâu.
Hãy làm mới bản thân mình với mọi người trong gia đình.
Hãy học cách để trở thành một vị phụ huynh tốt. Hãy lắng nghe con cái của mình. Kìm nén sự sợ hãi từ chúng. Chúng sẽ dành tình yêu vình cửu cho chúng ta nếu như chúng ta lắng nghe những gì chúng nói. Những cuộc nói chuyện thân thiện, cởi mở với nhau là một nghệ thuật, và bạn chắc chắn phải chăm chỉ rèn luyện điều đó.
Hãy học nấu ăn. Ngừng phàn nàn về những nhà hàng khi mà bạn không thể đi tới đó.
Hãy lên kế hoạch cho kỳ nghỉ sắp tới. Hãy quay quả địa cầu và xem nó sẽ đưa bạn tới đâu.
Dành thời gian đánh giá lại nội tâm. Hãy học cách ngồi thiền, tập các bài yoga hoặc đơn giản là chỉ ngồi yên lặng một chỗ và lắng nghe những thanh âm của cuộc sống.
Hãy thử đi dạo xem sao. Khi mà phần lớn các phòng tập đều đóng cửa, đây là quãng thời gian tốt để có thể duy trì được sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần của bản thân.
Hãy tình nguyện giúp đỡ những người bạn hoặc một nhóm tình nguyện khi họ cần, không vì một mục tiêu lợi lộc nào cả.
Hãy tham gia các khóa học trực tuyến.
Hãy tự tay làm vườn.
Thử bán hàng trực tuyến.
Hãy xây dựng cho mình một mục tiêu và học cách nào để có thể biến mục tiêu đó trở thành hiện thực.
Hãy thử một thói quen mới.
Hãy viết một cuốn sách mà bạn luôn muốn viết.
Hãy thử viết một kịch bản phim, một vở kịch hay lời cho một bài hát, một kế hoạch kinh doanh, thậm chí là cuốn tự truyện của riêng bạn. Cho dù đó là gì, hãy tiếp tục viết.
Hãy tạo một tài khoản mạng xã hội, cho dù đó là YouTube, TikTok, Instagram, Patreon hay gì đi chăng nữa.
Hãy nỗ lực nghiêm túc để trở thành mẫu người mà bạn hằng mong muốn.
Hãy lập kế hoạch lớn. Đùng để bức tường quá khứ kìm hãm sự tự do của bạn trong tương lai.
Trong những năm 1960, 1970 của thế kỷ trước, mọi người ai cũng biết về cát lún. Đó là công thức hoàn hảo cho các nhà làm phim để lôi kéo sự chú ý của khán giả. Người xem sẽ ngay lập tức cảm nhận được sự sợ hãi khi tưởng tượng bản thân mình đang dần chìm xuống. Liệu những anh hùng của chúng ta có thể thoát khỏi tình huống nguy hiểm này trước khi quá muộn?
Hầu như mọi bộ phim và các chương trình truyền hình được chiếu trong những năm tháng tuổi thơ tôi đều có cảnh một nhân vật quan trọng nào đó sa vào hố cát lún. Chúng tôi ai cũng biết rõ quy luật sống sót khi đối mặt với tình huống này.
Cát lún về bản chất không nguy hiểm như cái cách mà chúng ta bị định hướng. Khoa học đã chứng minh rằng chúng ta không thể bị chôn vùi trong các hố cát lún. Chúng ta cùng lắm sẽ chỉ bị lún đến phần hông mà thôi.
Nhưng đối với phần lớn những đứa trẻ, cát lún thực sự là một cơn ác mộng, vì những sai lệch ngay từ ban đầu đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng.
Cát lún là một ví dụ điển hình cho sự kích động về Covid-19 ở thời điểm hiện tại. Chúng ta đang bước vào một thời kỳ vàng của những cơ hội. Nó sẽ trở thành một bước ngoặt cho cuộc sống của mỗi chúng ta.
Covid-19 chắc chắn sẽ làm gia tăng cái gọi là “cuộc sống số”. Chúng ta nên bắt đầu suy nghĩ về những khả năng không giới hạn từ cuộc sống mới này. Dịch bệnh cho ta thời gian để có thể làm mới từng khía cạnh của cuộc sống hiện đại.
Đó cũng là thời gian chúng ta giúp đỡ những ai gặp khó khăn, kết nối với những người bạn cũ, tạo dựng lên những mối quan hệ mới và làm lại danh sách những mục tiêu của bản thân mình.
Khi đã biết điều này, bạn sẽ làm gì với cơ hội này để thay đổi cuộc sống của chính bạn, cũng như của nhiều người khác?
- Thứ trưởng Khoa học: Hệ sinh thái khởi nghiệp cần đi vào thực chất (21/06/2018)
- Thí điểm phương án nâng cao tính năng sáng tạo, khởi nghiệp tại KCNC Đà Nẵng (18/04/2018)
- Khởi nghiệp trong nông nghiệp: Lấy đổi mới, sáng tạo làm nền tảng (16/04/2018)
- Hiểu rõ khách hàng với mô hình AARRR cho Start Up (16/04/2018)
|