Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm ra cách thức mới để xử lý các tổn thương ở dạ dày bằng cách sử dụng robot siêu nhỏ có thể thực hiện in 3D sinh học (bioprinting), tức là phương pháp sử dụng in 3D và kỹ thuật khác để chế tạo các bộ phận y sinh mô phỏng tối đa các đặc điểm mô tự nhiên.
Các vết thương ở thành dạ dày là vấn đề phổ biến trong hệ tiêu hóa, thường đòi hỏi điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật rất phức tạp.
Tuy nhiên, in 3D sinh học tạo ra các mô mới trực tiếp cho vùng tổn thương để sửa chữa tế bào là phương thức hứa hẹn rất hữu ích để xử lý vấn đề này.
Trên tạp chí học thuật Biofabrication, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Thanh Hoa đã đưa ra một khái niệm mới "in 3D sinh học tại chỗ" và thiết kế một robot siêu nhỏ có thể vào trong cơ thể thông qua một đèn nội soi để tiến hành sửa chữa tế bào tổn thương.
Họ đã thử nghiệm robot này và hệ thống di chuyển với một mô hình dạ dày người và một đèn nội soi. Họ cũng tiến hành một xét nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả của thiết bị này trong việc làm lành vết thương.
Các xét nghiệm cho thấy các tế bào được tạo ra có khả năng tồn tại cao và phát triển bền vững, cho thấy chức năng di truyền tốt của các tế bào trong mô đã được tạo.
Ông Xu Tao, thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho biết nghiên cứu trên đã chứng thực tính khả thi của khái niệm điều trị các tổn thương thành dạ dày và tạo một ứng dụng tiềm năng cho một loạt các điều trị tổn thương khác bên trong cơ thể mà không cần phẫu thuật.
Ông nói: "Vẫn cần thêm một số nghiên cứu khác, như giảm kích cỡ nền tảng in 3D sinh học và mực in sinh học."
Theo ông Xu, sự phát triển của hệ thống trên liên quan đến các nghiên cứu đa ngành về việc sản xuất di truyền, in 3D và cơ khí.
Ông bày tỏ hy vọng các tiến bộ trong lĩnh vực in 3D sinh học có thể đem lại tiềm năng cho các môn khoa học lâm sàng./.
- Founder Amanotes Võ Tấn Bình – 3 lần khởi nghiệp thất bại và xây dựng thành công game đạt 1 tỷ lượt download nhờ đi ngược lại xu hướng (21/09/2020)
- OKR, KPI, hay BSC?– Startup cần cẩn trọng với việc chọn các mô hình quản trị mục tiêu (21/09/2020)
- Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu và Sở Khoa học và Công nghệ (02/09/2020)
- Nâng tầm giá trị nông sản từ truy xuất nguồn gốc (03/08/2020)
- Sản xuất thịt gà nhờ công nghệ in 3D (20/07/2020)
- Tập huấn kỹ thuật khai thác lỗ hổng bảo mật và cách phòng chống (17/07/2020)
- Tạo năng lượng mới cho hệ sinh thái khởi nghiệp (26/06/2020)
- Hội đồng nghiệm thu đề tài “Xây dựng chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” (20/06/2020)
- Sản xuất thành công loại gel đặc biệt có thể chữa lành mọi vết thương (15/06/2020)
- 4 cuốn sách giúp doanh nghiệp đột phá về ứng dụng công nghệ và xây dựng mô hình kinh doanh mới thời 4.0 (26/04/2020)
|