Năm 2008, chị Đào Thị Vẻ (SN 1975, khu phố 1, phường Hắc Dịch, TX.Phú Mỹ) được Chi hội phụ nữ địa phương giới thiệu vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để trồng 100 gốc bưởi da xanh trên diện tích đất rộng 5.000m2. Qua 4 năm chăm sóc với những ngày gần như ăn, ngủ tại vườn, những cây bưởi bắt đầu đơm hoa, kết trái. Nhìn vườn bưởi lúc lỉu quả, chị Vẻ phấn khởi cho biết: “Trước năm 2008, gia đình trồng tiêu và cà phê nhưng không hiệu quả. Vì vậy, tôi bàn với cả nhà mạnh dạn chuyển sang trồng bưởi. Vườn bưởi được chăm bón, tưới tiêu đầy đủ nên trái đều, năng suất cao. Bình quân, mỗi cây cho thu hoạch 150kg/năm. Cứ 3 vụ mỗi năm, thương lái vào thu mua tận vườn với giá bình quân 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, trung bình mỗi năm, lãi hơn 250 triệu đồng. Bây giờ trồng bưởi thành công, cả nhà ai cũng mừng. Nhớ lại lúc xách dao đi đốn tiêu với cà phê cũng lo lắm”.
Từ thành công bước đầu, năm 2015, chị vay thêm 40 triệu đồng, mở rộng diện tích trồng bưởi lên 1ha, trồng thêm 150 gốc bưởi da xanh. Kinh tế gia đình dần đi vào ổn định, chị Vẻ đầu tư chuồng trại nuôi thêm 2 con bò sinh sản, trồng thêm một số loại cây trồng khác để có thêm thu nhập.
Nhân công thu hoạch mướp trồng tại vườn rau sạch của anh Nguyễn Khắc Hưng. |
Tương tự, ông Nguyễn Văn Vinh (SN 1960, ấp Bắc 2, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa), Chi hội trưởng Chi Hội Nông dân Ấp Bắc 2 là nông dân dám đột phá trong sản xuất. Năm 2006, được sự khuyến khích của Chi cục khuyến nông TP.Bà Rịa về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, được tham dự các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và được sự hỗ trợ của Ngân hàng CSXH, ông mạnh dạn chặt bỏ những cây tiêu già cỗi trên diện tích 2,5ha, chuyển sang trồng ca cao. Dựa vào điều kiện khí hậu ấm áp, đất đỏ bazan màu mỡ và kiến thức học được, ông Vinh áp dụng thành công mô hình chuyển đổi. Cây ca cao ra hoa đều, tỷ lệ đậu trái cao và đạt chất lượng tốt, trái đồng đều, sản lượng mỗi vụ luôn đạt trên 1 tấn ca cao tươi và được Công ty TNHH Puratos Grand-Place Việt Nam ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Ông Vinh còn mạnh dạn trồng thêm chuối, đu đủ. Hiện nay, cứ khoảng 10 ngày, thương lái lại vào tận vườn thu mua. Ông Vinh còn ký hợp đồng cung cấp đu đủ sạch, chuối sạch cho các siêu thị tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội. Từ mô hình này, ông Vinh thu lãi hơn 300 triệu đồng mỗi năm.
Năm 2019, ông trồng thêm 100 gốc bơ giống 034 và mạnh dạn vay tiền đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây trồng. Với ưu điểm là cung cấp lượng nước vừa đủ cho cây trồng, phân bón được chuyển trực tiếp tới từng gốc cây, giúp chuyển hóa tối ưu lượng phân bón. Từ khi lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, ông Vinh đã tiết giảm được hơn 60% lượng nước tưới, giảm 7 lần công tưới, 7 lần điện năng tiêu thụ. Ông Vinh phấn khởi nói: “Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư nhà lưới và hệ thống tưới tiêu tự động trong nhà lưới”.
Là cử nhân tốt nghiệp ngành quản lý văn hóa nhưng vì đam mê với nông nghiệp sạch, anh Nguyễn Khắc Hưng (SN 1981, phường Phước Nguyên, TP.Bà Rịa) đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng cải tạo đất phèn để trồng rau hữu cơ trên diện tích 4ha tại ấp Bắc 2 (xã Hòa Long, TP.Bà Rịa). Sau khi cải tạo đất thành công, anh trồng 4.000 cây mướp giống cao sản, 7.000 cây dưa leo, 1.000 bí đỏ giống bí hồ lô, 1.500 cây bầu đất. Khoảng 15-20 ngày, anh Hưng cùng các nhân công bón phân trùn chỉ vào từng gốc. Anh Hưng còn áp dụng các phương thức diệt côn trùng, sâu hại bằng keo dính, thảo mộc, nhờ đó, trong suốt quá trình chăm sóc, toàn bộ vườn rau đều không phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật.
Với quyết tâm không ngừng học hỏi, sáng tạo, sau thời gian tìm tòi, anh Nguyễn Khắc Hưng đã chế tạo thành công máy chăm phân phun sương tự động dùng trong sản xuất nông nghiệp. Công trình của anh được Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh trao giải Khuyến khích vào năm 2019. Áp dụng máy phun sương tự động vào thực tế sản xuất, vườn rau của gia đình anh luôn xanh tốt, năng suất cao. 4ha đất trồng rau quả đưa anh trở thành đầu mối cung cấp 1 tấn rau quả các loại cho chợ đầu mối Bà Rịa.
Mô hình trồng rau sạch của anh Nguyễn Khắc Hưng hiện đang tạo việc làm ổn định cho 3 nhân công và 6 lao động thời vụ với mức lương bình quân 8 triệu đồng/người/tháng. Không dừng lại ở những kết quả đạt được, anh cho biết đang ấp ủ ý định thời gian tới sẽ tận dụng các loại phế phẩm từ cây, đầu tư máy móc để làm phân sinh học và nhân giống các loại cây để cung cấp cho nông dân.
- Hội thảo chuyên gia quốc tế về KCN sinh thái lần thứ hai (08/11/2018)
- Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Gia Lai và ký kết hợp tác phát triển (01/11/2018)
- Hội thảo “Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Yên” (29/10/2018)
- Họp Ban tổ chức chuẩn bị cho ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2018 (29/10/2018)
- Hội thảo khoa học “Liên kết vùng xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” và Chung kết cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2018” (29/10/2018)
- Việt Nam - Phần Lan đẩy mạnh hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (29/10/2018)
- Hội thảo khoa học “Liên kết vùng xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” và Chung kết cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên năm 2018” (29/10/2018)
- Khởi động Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo công nghệ 4.0 (26/10/2018)
- Hợp tác ứng dụng các công nghệ tiến tiến trong phát triển nông nghiệp Việt Nam giữa Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế (20/10/2018)
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập KH&CN quốc tế đóng góp vào thành công Phiên Chuyên đề B “Hệ thống đổi mới sáng tạo Vùng và đô thị khoa học” thuộc Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Toàn cầu năm 2018 (19/10/2018)
|