Chuyên gia người Mỹ về ung thư, Giáo sư Yuman Fong và công ty công nghệ sinh học Australia Imugene đã hợp tác cho ra đời loại virus này. Họ hy vọng phương pháp mới có thể được thử nghiệm lâm sàng trên các bệnh nhân mắc ung thư vú và một số loại ung thư khác vào năm tới.
Mặc dù thử nghiệm thành công trên chuột không đồng nghĩa với việc virus này có tác dụng đối với người, song Giáo sư Fong vẫn rất lạc quan vì trước đây đã từng có nhiều loại virus được chứng minh hiệu quả trong việc chữa ung thư ở người.
Các nhà khoa học Mỹ từng biến một loại virus gây cảm lạnh thông thường thành một phương pháp chữa trị ung thư não. Một vài bệnh nhân đã hoàn toàn khỏi bệnh, trong khi một số khác có khối u nhỏ hơn rõ rệt.
Một dạng biến đổi từ virus gây đau họng gọi là Imlygic hoặc T-Vec đang được sử dụng để điều trị khối u ác tính. Virus này giúp hệ thống miễn dịch cơ thể nhận biết và tiêu diệt các khối u bằng cách tìm ra các tế bào u ác tính và giết chết chúng.
Trong một trường hợp khác, Phó giáo sư nghiên cứu người Australia Tom John thuộc Viện Nghiên cứu Ung thư Olivia Newton John gần đây đã thử nghiệm một phương pháp điều trị virus kết hợp với liệu pháp điều trị bằng thuốc miễn dịch Keytruda (thuốc điều trị ung thư) trên 11 bệnh nhân mắc ung thư phổi. Kết quả là khối u của 3 trong số 11 bệnh nhân được thu nhỏ lại.
- Khởi nghiệp: Rất ít người có thể đứng trên đỉnh kim tự tháp (28/10/2019)
- Đề án 844 nhận giải thưởng Én Xanh 2019 trong xây dựng chính sách và chương trình hỗ trợ khởi nghiệp (28/10/2019)
- Những yếu tố tác động giá trị startup khi chưa có doanh thu (28/10/2019)
- Doanh nghiệp công nghệ lỗ vẫn được rót hàng tỷ USD, vì sao? (28/10/2019)
- Startup Hàn Quốc có nhiều cơ hội phát triển tại thị trường Việt Nam (26/10/2019)
- Quỹ doanh nghiệp – Mắt xích còn thiếu của hệ sinh thái khởi nghiệp (25/10/2019)
- 5 chức danh công việc trong Startup (25/10/2019)
- Làm một việc nhỏ thật lớn (25/10/2019)
- Kết nối startup vùng Đồng bằng sông Cửu Long với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (25/10/2019)
- Những startup “thay da đổi thịt” sau mỗi mùa WHISE (24/10/2019)
|