Chất lượng nhân sự, xu hướng thị trường, lực cầu, rủi ro... là những yếu tố ảnh hưởng giá trị startup khi chưa phát sinh doanh thu, theo Mass Challenge.
"Không giống như những doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, startup trong giai đoạn sớm thiếu hụt nhiều cơ sở để định giá, bao gồm doanh thu, lợi nhuận, chi phí, dòng tiền..." nhà hoạch định chiến lược thương hiệu Robbie Richards cho biết.
Dù sử dụng phương pháp tính toán nào, mọi con số đều là ước tính và phụ thuộc nhiều vào thỏa thuận giữa startup và các nhà đầu tư khi gọi vốn. Trước khi bước vào phiên thuyết trình, startup cần đặt lên bàn cân những yếu tố quan trọng có thể tác động đến giá trị doanh nghiệp.
Khả năng tăng trưởng
Vẫn có những con số liên quan đến hoạt động của startup để các nhà đầu tư đánh giá tiềm năng. Trước hết, số lượng người dùng cơ sở chứng minh startup đang được quan tâm trên thị trường. Tập khách hàng càng cao thể hiện mô kình kinh doanh và mô hình sản phẩm càng hấp dẫn.
Kế đến là hiệu quả marketing. Nếu bạn có thể thu hút nhiều khách hàng chất lượng và trung thành với mức chi phí quảng bá tiếp thị thấp, giá trị của doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng quy mô doanh nghiệp về nguồn vốn, số lượng sản phẩm, người dùng... đều có thể là cơ sở để thuyết phục giới đầu tư tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Kế hoạch và khả năng mở rộng quy mô cũng sẽ là yếu tố đáng cân nhắc.
Giá trị đội ngũ sáng lập
Trong khi bản thân startup chưa thu về kết quả ấn tượng, nhà đầu tư sẽ nhìn vào chất lượng nhân sự để xác định khả năng thành công của doanh nghiệp. Các yếu tố quan trọng bao gồm kinh nghiệm của đội ngũ sáng lập hoặc những cộng sự gắn bó từ ngày đầu.
Kế đến là sự đa dạng về chuyên môn để đảm bảo luôn có những người am hiểu về từng lĩnh vực trong doanh nghiệp, ví dụ công nghệ, phát triển thị trường, xây dựng sản phẩm, tiếp thị, nhân sự...
Cuối cùng là mức độ cam kết của nhân sự đối với startup. Nhà đầu tư luôn muốn đồng hành cùng một đội ngũ có sự gắn bó và cam kết hoạt động lâu dài, ít nhất cho đến khi startup đạt thành tựu nhất định.
Nguyên mẫu sản phẩm
Một bản thử nghiệm, nguyên mẫu hoặc MVP (sản phẩm giá trị sử dụng tối thiểu) là cần thiết để trình bày về mô hình sản phẩm và mô hình kinh doanh của startup. Đó cũng là một tín hiệu để xác định sản phẩm đã sẵn sàng tung ra thị trường hay chưa, từ đó ảnh hưởng lớn đến giá trị doanh nghiệp.
Minh họa về một nguyên mẫu sản phẩm. Khi sản phẩm của startup là phương tiện vận chuyển, nguyên mẫu dù cho có thô sơ nhưng cũng cần đáp ứng tối thiểu nhu cầu và đặc tính chính của sản phẩm. Hình vẽ: Henrik Kniberg. |
Cung - cầu
Câu hỏi quan trọng nhất với một startup là sản phẩm giải quyết được vấn đề trên thị trường, điều đó đồng nghĩa cần xác định cán cân cung cầu khi định giá doanh nghiệp. Các yếu tố thị trường như tính cạnh tranh, tiềm lực của đối thủ, những mô hình sản phẩm tương tự... cũng sẽ tác động đến giá trị startup.
Những ý tưởng đột phá, độc đáo có thể giúp startup hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư, tuy nhiên chưa thể khẳng định ý tưởng và sản phẩm độc đáo ấy đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và sẽ được người dùng đón nhận trong tương lai.
Xu hướng thị trường
Những ngành công nghiệp mới nổi như hệ sinh thái mở, thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo, phát hành game di động... đang có sức hấp dẫn lớn. Điều đó đồng nghĩa quy mô thị trường rộng mở, cơ hội thành công đối với startup gia tăng, nhu cầu về sản phẩm dịch vụ mới cao. Thời đại kỹ thuật số xoay quanh các thiết bị di động có thể là "miếng bánh lớn" giúp startup ghi dấu ấn tốt hơn, đồng nghĩa giá trị doanh nghiệp cao hơn.
Biên lợi nhuận
Cuối cùng, những sản phẩm có biên lợi nhuận thấp dễ bị các nhà đầu tư bỏ qua hoặc gặp khó khi huy động vốn. Giá trị doanh nghiệp theo đó cũng giảm đi do chi phí cao, lợi nhuận không tương xứng, kém hấp dẫn torng mắt nhà đầu tư.
Tuy vậy, mô hình kinh doanh về lâu dài cũng có thể là bảo chứng cho thành công của startup trong những lĩnh vực có biên lợi nhuận được cho là không đủ hấp dẫn nhà đầu tư.
Chiến lược định giá startup là một trong những nội dung chính tại hội thảo "Hệ sinh thái mở từ các ứng dụng triệu đô" do Báo VnExpress tổ chức trong khuôn khổ chương trình bình chọn Startup Việt 2019. Hội thảo diễn ra sáng ngày 31/10 tại Dreamplex Co-working Space, quận Bình Thạnh, TP HCM. Các diễn giả gồm đại diện "kỳ lân tỷ USD", chuyên gia khởi nghiệp, chiến lược gia, nhà đầu tư từ Grab, Tiki, EY, VinID, Swiss EP, Swift247, NBN Media... sẽ cùng thảo luận về cơ hội của startup khi tham gia các hệ sinh thái siêu ứng dụng tại Đông Nam Á. Cùng với đó là câu chuyện định giá doanh nghiệp, cơ hội thách thức, chiến lược thương thuyết với các ông lớn trong lĩnh vực này. Độc giả đăng ký tại đây. |
- Hội thảo chuyên gia quốc tế về KCN sinh thái lần thứ hai (08/11/2018)
- Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Gia Lai và ký kết hợp tác phát triển (01/11/2018)
- Hội thảo “Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Yên” (29/10/2018)
- Họp Ban tổ chức chuẩn bị cho ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2018 (29/10/2018)
- Hội thảo khoa học “Liên kết vùng xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” và Chung kết cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2018” (29/10/2018)
- Việt Nam - Phần Lan đẩy mạnh hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (29/10/2018)
- Hội thảo khoa học “Liên kết vùng xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” và Chung kết cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên năm 2018” (29/10/2018)
- Khởi động Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo công nghệ 4.0 (26/10/2018)
- Hợp tác ứng dụng các công nghệ tiến tiến trong phát triển nông nghiệp Việt Nam giữa Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế (20/10/2018)
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập KH&CN quốc tế đóng góp vào thành công Phiên Chuyên đề B “Hệ thống đổi mới sáng tạo Vùng và đô thị khoa học” thuộc Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Toàn cầu năm 2018 (19/10/2018)
|