Ban Quản lý dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam - VCIC” đã phối hợp với Tổng công ty Đầu tư Mạo hiểm Hàn Quốc (KVIC) tổ chức Hội thảo “Hợp tác xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc”, dưới sự bảo trợ của Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp Hàn Quốc (MSS).
Mục đích của Hội thảo là khởi động diễn đàn hợp tác hai Bên thảo luận về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cũng như xây dựng kế hoạch hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp hai Bên trong thời gian tới.
Toàn cảnh Hội thảo “Hợp tác xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc”
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ các bài học kinh nghiệm về các vấn đề liên quan tới chính sách hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo cũng như cơ hội hợp tác kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp của mỗi quốc gia. Hội thảo cũng giành nhiều thời gian bàn về phương thức, mô hình, công cụ tài chính và vai trò của Nhà nước, các đối tác tư nhân trong việc đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo.
Ông Phạm Đức Nghiệm - Phó cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC) kiêm Giám đốc Ban QLDA VCIC phát biểu tại Hội thảo
Ông Phạm Đức Nghiệm - Phó cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC) kiêm Giám đốc VCIC khẳng định với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các Bộ, Ngành, Địa phương, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam cơ bản được hình thành. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam trong hai năm qua gia tăng nhanh về số lượng, chất lượng doanh nghiệp cũng được cải thiện đáng kể. Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, bước đầu thu hút các nguồn lực tư nhân hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các đối tác, nhà đầu tư quốc tế. Ông Nghiệm cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới các nhà đầu tư, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp Hàn Quốc quan tâm phối hợp cùng phía Việt Nam để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, tạo nền tảng cho phát triển các quan hệ đối tác thúc đẩy phát triển kinh tế của hai Nước.
Ông Lee Jae-hong, Tổng Cục trưởng Tổng cục chính sách sáng tạo và đầu tư mạo hiểm, trực thuộc MSS cho biết cùng với chính sách hướng Nam của Chính phủ, số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm của Hàn Quốc đang ngày càng gia tăng nhanh, Việt Nam sẽ là điểm đến ưu tiển nhà đầu tư Hàn Quốc. Vì vậy, MSS mong muốn hợp tác với các tổ chức của Việt Nam để cùng kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp hai Nước, thông qua đó xây dựng không gian làm việc chung Việt – Hàn, hỗ trợ vốn mồi, hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm và tiến tới đưa các các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam sang tham gia các chương trình ươm tạo, huấn luyện tại Hàn Quốc.
Hai Bên nhất trí triển khai các hoạt động hợp tác giữa VCIC và KVIC trong việc tổ chức các diễn đàn thường niên nhằm tăng cường trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp giữa hai Nước. Hai Bên cũng nhất trí thành lập nhóm chuyên gia hỗn hợp để thúc đẩy nhanh quá trình chuẩn bị hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm Việt Hàn.
Ông Sang-soo Kim - Trưởng đại diện KVIC Singapore trình bày về phương án hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam
- Chế tạo thành công thiết bị đặc biệt biến không khí thành nước uống (19/10/2020)
- Hội nghị triển khai sự kiện “kết nối cung – cầu công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020” (17/10/2020)
- Công nghệ mới: Biến cải bó xôi thành năng lượng điện xanh (14/10/2020)
- Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh (Startups in green agriculture) là gì? (10/10/2020)
- Giải Ngố: 5 Phương Pháp Định Giá Doanh Nghiệp Thường Dùng (27/09/2020)
- Founder Amanotes Võ Tấn Bình – 3 lần khởi nghiệp thất bại và xây dựng thành công game đạt 1 tỷ lượt download nhờ đi ngược lại xu hướng (21/09/2020)
- OKR, KPI, hay BSC?– Startup cần cẩn trọng với việc chọn các mô hình quản trị mục tiêu (21/09/2020)
- Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu và Sở Khoa học và Công nghệ (02/09/2020)
- Sử dụng công nghệ in 3D sinh học để điều trị tổn thương thành dạ dày (01/09/2020)
- Nâng tầm giá trị nông sản từ truy xuất nguồn gốc (03/08/2020)
|